Lượt thăm:240985260   Đang Online: 790

Số lượt xem: 3496
Gửi lúc 00:46' 07/04/2012
Khi niềm tin đã mất
Tín dụng không còn ngặt nghèo như trước nhưng vẫn rất khó khăn, các nguồn vốn khác đã thấy nhưng chưa đi vào thực tế, bài toán vốn cho thị trường BĐS gần như vẫn bế tắc.

Trong thời điểm hiện tại, nếu các doanh nghiệp BĐS trông chờ vào tín dụng thì dù lãi suất đã giảm, van tín dụng đã “nới” cho một số nhóm BĐS, nhưng ít nhất phải hết năm nay mới có thể “dễ thở” hơn trong việc vay vốn.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc trông chờ vào luồng tiền từ ngân hàng trong năm 2012 gần như không có. Một dòng tiền khác được đánh giá cao thời gian gần đây là vốn FDI, nhưng cũng không thể kỳ vọng quá mức bởi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam không phải để cứu thị trường mà để kiếm lời.

Từ thực tế trên, nếu chỉ nhìn hạn hẹp quanh vấn đề tìm vốn ở đâu cho thị trường BĐS, việc phải có vốn ngay sẽ rất khó. Bởi lẽ vốn doanh nghiệp yếu, vốn từ ngân hàng đang bị hạn chế, nguồn vốn từ các quỹ rất mù mờ. Đặc biệt, nếu không khơi dậy được niềm tin trong người dân, thị trường sẽ tiếp tục bi đát.

Thực tế thời gian qua đã minh chứng một điều: Những gì các chủ đầu tư làm trong quá khứ đã khiến người dân mất lòng tin vào thị trường. Họ không muốn đổ tiền vào nữa, dẫn đến không thể bán được hàng. Và nếu người dân không còn tin thì những quỹ như quỹ tín thác BĐS, chứng khoán hóa BĐS hay thậm chí quỹ tiết kiệm nhà ở cũng không thể nào thành hiện thực.

Để thị trường BĐS khỏe mạnh trở lại, cần phải có tác động từ cả 3 phía: ngân hàng, doanh nghiệp và Nhà nước. Về ngân hàng, phải ngồi soát xét lại từng dự án, nếu doanh nghiệp nào có lịch sử phát triển tốt, dự án sạch, đáp ứng nguồn cung, có thể bán ngay nên cho vay để hoàn thiện.

Doanh nghiệp cũng phải tự vận động bằng tái cấu trúc, liên kết, mua bán… Nhà nước phải có những giải pháp hỗ trợ như xây dựng mới các cơ chế giám sát, quản lý thị trường BĐS… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là các doanh nghiệp có hấp thụ được vốn vay và có khả năng chi trả hay không.

Bởi đã có không ít dự án đang dở dang vì doanh nghiệp không đủ tiền khi ngân hàng đột ngột thắt chặt tín dụng. Trên thực tế, bài toán vốn cho doanh nghiệp BĐS đã được đặt ra trong suốt năm 2011 nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được giải pháp tháo gỡ hữu hiệu.

Mặc dù các chuyên gia đã đề xuất nhiều biện pháp để giải cứu, Nhà nước cũng đồng tình với nhiều chính sách nhưng dự báo trong năm 2012, doanh nghiệp vẫn sẽ phải tự “xoay”. Điều này không có gì bất thường bởi lẽ cả nền kinh tế đình trệ thì các doanh nghiệp khó khăn là đương nhiên.

Vì thế, đây là lúc các doanh nghiệp BĐS phải quyết liệt tái cấu trúc bằng cách giảm nhân sự, giảm chi phí, thậm chí thay đổi ngành nghề kinh doanh chính… để lấy lại niềm tin đã mất của người dân.

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2