Lượt thăm:241506640   Đang Online: 1460

Số lượt xem: 1878
Gửi lúc 08:31' 06/04/2012
Thuế, phí, lý, tình...

...Với sự đóng góp như thế này lại bị thu thêm một khoản không hề nhỏ, e rằng về mặt tình đã là không thuận dù lý có đúng đến đâu chăng nữa.

Một chủ trương, chính sách nếu đạt được sự hài hoà giữa lý và tình, giữa trước và sau, giữa hiện tại và tương lai chắc chắn sẽ được người dân ủng hộ. Thử đem những nguyên tắc này bàn về chủ trương thu phí lưu hành đối với ô tô cũng thấy không ít vấn đề cần được xem xét một cách thận trọng.

Lý đúng mà tình không thuận

Phát biểu trước báo giới tại buổi họp báo công bố kết quả phiên họp Chính phủ thường kỳ  vừa qua, Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng nói rằng Bộ này vẫn đang sẵn lòng lắng nghe mọi ý kiến phản biện về đề án thu phí lưu hành ô tô, xe máy trước khi trình các phương án cuối cùng lên cấp cao hơn.

Cùng với việc chưa áp dụng ngay trong năm nay việc  thu các loại phí này, có thể nói, mọi phương án hiện vẫn còn để ngỏ và vấn đề này chắc chắn có thêm thời gian để bàn bạc, xem xét thấu đáo trên nhiều khía cạnh.

Một mục tiêu nhất quán và chắc chắn không một chính sách nào có thể đi trái là dân giàu, nước mạnh. Xét trên khía cạnh này, việc đưa ra các chính sách khuyến khích người dân chuyển từ phương tiện kém an toàn sang phương tiện an toàn hơn là việc cần được Nhà nước khuyến khích.

Điều không thể bàn cãi là ô tô chắc chắn an toàn hơn xe máy. Trong điều kiện hiện tại và trong tương lai gần, có thể khẳng định rất ít người đi làm công ăn lương dám sử dụng phương tiện vận tải công cộng để đi làm. Chưa kể, cách đây khoảng chục năm, trong một nỗ lực nhằm dẹp bỏ việc sử dụng xe gắn máy tại các đô thị lớn, lãnh đạo Bộ GT-VT khi ấy đã lớn tiếng phê phán sự không an toàn của xe gắn máy.

Bộ trưởng Đinh La Thăng khi trả lời báo chí có nói rằng, có thể đến năm 2020, khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, hạ tầng đã tốt lên, khi đó có thể sẽ bỏ bớt nhiều loại thuế, phí đối với ô tô. Nói như thế có vẻ như hơi... ngược.

Bởi lẽ, mức thu nhập của người dân, kể cả những người đang sử dụng ô tô cá nhân ở nước ta so với thế giới chưa phải là cao. Sẽ là hợp lý hơn nếu như thu nhập càng cao thì mức động viên sẽ lớn dần lên, như thế mới là giải pháp dễ được chấp thuận.

Nay, với việc thu phí lưu hành đối với ô  tô với mức thu mỗi năm bằng khoảng chục lần mức thu nhập GDP tính theo đầu người thì khả năng những người đang sử dụng ô tô chuyển sang sử dụng xe máy sẽ nhiều hơn rất nhiều so với chiều ngược lại (từ sử dụng xe máy sang ô tô) do không thể chịu được mức phí mới.

Cũng không thể không nhắc đến là hàng chục năm qua, những khoản thuế, phí do những người sử dụng  ô tô đóng góp cho ngân sách Nhà nước là rất lớn. Điều này đã đẩy giá bán ô tô tại thị trường Việt Nam cao hơn rất nhiều so với bất kỳ quốc gia nào.

Không dám bàn đến việc số tiền này được sử dụng thế nào, đầu tư vào hạ tầng đã thực sự hiệu quả hay chưa vì đây thuộc vấn đề khác..., nhưng với sự đóng góp như thế này lại bị thu thêm một khoản không hề nhỏ, e rằng về mặt tình đã là không thuận dù lý có đúng đến đâu chăng nữa.

Ô tô hoàn toàn không có "tội", nó chỉ là nảy sinh lắm vấn đề khi hạ tầng không theo kịp sự gia tăng của những người sử dụng phương tiện này. Ngay thế giới hiện cũng có hai cách xử lý đối với tình trạng này.

Thứ nhất, cứ để sự gia tăng của phương tiện buộc hạ tầng sẽ phải chạy kịp.

Thứ hai, đầu tư hạ tầng đến đâu mở ra, cho đăng ký đến đó cho phù hợp. Với điều kiện ở Việt Nam hiện tại, việc nghiên cứu kỹ lưỡng xem nên áp dụng cách nào cũng là việc không thừa.

Để lưu hành một chiếc xe ô tô cá nhân, người sử dụng ở nước ta như đã nói phải đóng gần chục loại thuế, phí. Có loại thuế lên đến hơn 80%, chưa kể các loại các đang được tính toán để thu thêm. Nói gì thì nói, mỏ dầu này dù trữ lượng lớn đến bao nhiêu nhưng cứ khai thác tưởng như vô giới hạn thì chắc cũng không phải là một việc nên làm.



Để lưu hành một chiếc xe ô tô cá nhân, người sử dụng ở nước ta phải đóng gần chục loại thuế, phí


Hơi ...ngược?

Sau hơn hai mươi năm đất nước đổi mới, người dân nước ta mới mở mày mở mặt được một chút, cũng chỉ được khoảng năm, bảy năm nay là  đi xe hơi (một phương tiện, mà đối với người dân nhiều nước văn minh, nó cũng như sử dụng xe gắn máy ở nước ta) thì đã gặp phải quá nhiều rào cản. Hơn thế, số lượng người dân Việt đang sở hữu ô tô cá nhân so với tổng số dân cũng chưa phải chiếm tỷ trọng cao. Đây cũng là việc cần được tính toán đối với bất kỳ một chính sách nào.

Bộ trưởng Đinh La Thăng khi trả lời báo chí có nói rằng, có thể đến năm 2020, khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, hạ tầng đã tốt lên, khi đó có thể sẽ bỏ bớt nhiều loại thuế, phí đối với ô tô. Nói như thế có vẻ như hơi... ngược.

Bởi lẽ, mức thu nhập của người dân, kể cả những người đang sử dụng ô tô cá nhân ở nước ta so với thế giới chưa phải là cao. Sẽ là hợp lý hơn nếu như thu nhập càng cao thì mức động viên sẽ lớn dần lên, như thế mới là giải pháp dễ được chấp thuận.

Điều người dân mong mỏi hiện tay là việc thu phí lưu hành đối với ô tô, xe máy tại các thành phố lớn cần được xem xét một cách hài hoà với các thông số, dữ liệu thuyết phục mà điểm nổi bật là có nên thu nữa hay không, nếu thu thì mức bao nhiêu là thoả đáng hoặc tính toán thêm phương án khác...

Một nguyên tắc cũng không thể không nên nhắc đến, đó là nếu như công tội ngang nhau thì nên tính công, giữa "giết" và "tha", thấy cũng không hơn kém gì nhau nhiều lắm thì nên tha...Đó cũng là những điều bất biến đối với mọi việc và ngay với câu chuyện ứng xử với chiếc ô tô cũng như thế mà thôi.

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2