Lượt thăm:241072870   Đang Online: 760

Số lượt xem: 2582
Gửi lúc 13:15' 07/12/2011
Sẽ xã hội hóa Quỹ Tiết kiệm nhà ở

Đồng ý với đề án trích 1% lương lập Quỹ tiết kiệm nhà


Đề án lập Quỹ Tiết kiệm nhà theo mô hình tổ chức phi lợi nhuận vừa được Thủ tướng đồng ý với mức đóng góp tự nguyện 1% tiền lương hằng tháng của người lao động.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết thông tin này hôm nay, tại Hội thảo về tác động qua lại giữa thị trường bất động sản và thị trường tài chính Việt Nam do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức.

Ông Nam cho biết Quỹ Tiết kiệm nhà ở sẽ do người lao động đóng góp tự nguyện, trích 1% lương hằng tháng và hưởng lãi suất 3-5% một năm. Sau khi hình thành, Quỹ sẽ được ưu tiên cho cho người dân vay tiền mua nhà ở và dành một phần nhất định ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội. Những người không có nhu cầu về nhà, khi về hưu, họ được rút toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi.

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, đến 2020, Việt Nam cần 2,5 tỷ mét vuông nhà ở mới đáp ứng nhu cầu của 96 triệu dân. Hiện cả nước có khoảng 1,4 tỷ mét vuông, với 70% là do người dân tự xây. 70% vốn đầu tư cho bất động sản là phải đi vay từ ngân hàng.

Theo Thứ trưởng Nam, quỹ nhà tăng nhanh góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân, đóng góp vào tăng trưởng chung của nhà nước. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn, dẫn đến nhiều dự án bị chậm tiến độ. Chính phủ cũng đang chủ trương nghiên cứu để triển khai thí điểm quỹ đầu tư bất động sản như quỹ tín thác để người dân có cơ hội tiếp cận với nhà ở.

"Quỹ Tiết kiệm nhà ở sẽ là cầu nối giúp cho dân nghèo, những người có thu nhập thấp tăng cơ hội được mua nhà ", ông Nam khẳng định.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tại khu vực đô thị trên cả nước hiện vẫn còn khoảng 7 triệu người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội với tổng diện tích lên tới 150 triệu m2, tương đương nguồn vốn đầu tư tới 300.000 - 400.000 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn.


Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, tại khu vực đô thị trên cả nước hiện còn khoảng 7 triệu người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội, với tổng diện tích lên tới 150 triệu mét vuông, tương đương nguồn vốn đầu tư 300.000 - 400.000 tỷ đồng.

Điều đó cho thấy, nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn và để đáp ứng được nhu cầu này rất cần các nguồn vốn phi ngân hàng như Quỹ Tiết kiệm nhà ở.

Khó đi vào thực tế

Tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đề án lập Quỹ Tiết kiệm nhà ở. Theo đó, Quỹ hoạt động theo mô hình tổ chức phi lợi nhuận với mức đóng góp tự nguyện 1% tiền lương hàng tháng của người lao động và được hưởng lãi suất 3 - 5%/năm. Sau khi hình thành, Quỹ được ưu tiên cho người dân vay tiền mua nhà ở và dành một phần nhất định ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội. Những người không có nhu cầu về nhà, khi về hưu, họ được rút toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi.

Mặc dù đánh giá cao mục tiêu tốt đẹp trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở, nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, Quỹ Tiết kiệm nhà ở sẽ khó đi vào thực tế. Bởi việc đóng góp tự nguyện là tốt, song có cần quy định đóng 1% lương hàng tháng của người dân? Đồng thời, những người muốn nhanh có nhà, muốn đóng góp nhiều hơn sẽ như thế nào? Bên cạnh đó, ngoài việc ưu tiên cho người dân vay mua nhà là hợp lý, nhưng nếu dành một phần nhất định ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội, liệu có dễ nảy sinh tiêu cực? Và trong trường hợp thất thoát tiền, cơ chế nào sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân?

Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đã khảo sát mô hình Quỹ Tiết kiệm nhà ở của một số nước trên thế giới như mô hình của Singapore và Mỹ. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình của Singapore là Nhà nước bắt buộc người lao động có hợp đồng phải nộp một khoản tiết kiệm nhà ở khiến người lao động không hào hứng tham gia. Mô hình của Mỹ là Nhà nước hỗ trợ thông qua việc hỗ trợ tín dụng vay mua nhà và việc hỗ trợ này đã trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ và lan ra toàn thế giới, do bắt nguồn từ việc cho vay dưới chuẩn tín dụng bất động sản.

Tự nguyện tham gia, tự nguyện đóng góp

Mới đây, Công ty Schwaebisch Hall Bausparkasse, CHLB Đức, đã giới thiệu mô hình Quỹ Tiết kiệm nhà ở của Đức. Đây là mô hình do người dân tự nguyên tham gia, tự nguyện đóng góp và xã hội hoá, nghĩa là thay vì sử dụng vốn chính sách, thì sử dụng vốn tư nhân và vốn nhàn rỗi của người dân. Theo đó, nguyên tắc hoạt động của Quỹ này tại Đức theo 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, người dân gửi tiết kiệm hàng tháng qua một thời gian đến khi họ đạt được 1/2 giá trị căn hộ họ muốn mua. Giai đoạn thứ hai, khi đã tiết kiệm được một nửa, người gửi được phép vay nửa còn lại với lãi suất thấp để đủ mua căn hộ họ mong ước, thời gian còn lại họ sẽ dần dần trả lại khoản vay.

Ông Volker Bloemer, đại diện Công ty Schwaebisch Hall Bausparkasse, cho biết: Đây là mô hình đóng, tiền của người gửi không bị sử dụng ở thị trường tín dụng tự do, nên không có chuyện bị mất đi hoặc bị chiếm đoạt. Mô hình này giảm tải sức ép tài chính cho Nhà nước, thay vì Chính phủ phải bỏ tiền ra từ đầu cho người dân với số lượng lớn, Chính phủ chỉ phải bỏ ra một chút ban đầu để khuyến khích người dân tham gia tiết kiệm cho mục đích có nhà ở.

Theo ông Phan Thành Mai, Tổng Thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam, một điểm quan trọng ở đây là nguồn vốn chỉ dùng cho nhà ở, tức là chỉ sử dụng cho mục tiêu có nhà ở và những người muốn có nguồn vốn này phải tham gia tiết kiệm trong một khoảng thời gian. Khi họ tiết kiệm được 50% thì họ được vay 50%. Có nghĩa là sử dụng nguồn vốn là nguồn vốn tiết kiệm và đầu tư ra chỉ đưa vào mục đích đầu tư nhà ở cho khách hàng. Do đó, nguồn vốn này sẽ không ảnh hưởng tới đầu cơ và ảnh hưởng tới lạm phát.

Trên thực tế, mô hình Quỹ Tiết kiệm nhà ở đã được áp dụng thành công tại Đức nên mô hình này rất cần những người có trách nhiệm của Bộ Xây dựng xem xét. Bởi tại Việt Nam, nhu cầu sở hữu nhà ở của người dân ở khu vực đô thị rất cao, trong khi đó, nhiều người chưa đủ điều kiện và khả năng mua được, thì mô hình Quỹ tiết kiệm nhà ở của Đức mở ra một hướng mới cho người dân.

Về chủ trương, "Quỹ Tiết kiệm nhà ở sẽ là cầu nối giúp cho dân nghèo, những người có thu nhập thấp tăng cơ hội được mua nhà" đó là một hành động thiết thực, rất cần cổ vũ thực hiện. Và để thành công, việc lựa chọn mô hình áp dụng cho Việt Nam rất cần được cân nhắc và Quỹ Tiết kiệm nhà ở Đức là một lựa chọn sáng giá.

TS. Vũ Đình Anh(Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính))






Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2