Lượt thăm:240958150   Đang Online: 880

Số lượt xem: 2075
Gửi lúc 07:52' 15/08/2011
Khi nào vàng càn quét mốc 2.000 USD/ounce?
Câu hỏi đặt ra cho giới quan sát và các nhà đầu tư hay đầu cơ vàng quốc tế là liệu giá vàng có tiến đến mức tâm lý quan trọng sắp tới là 2.000 USD/ounce? Và không chỉ là vàng sẽ vượt được ngưỡng đó hay không mà là bao giờ?

Giá vàng New York sáng sớm 12/8/2011 (giờ Việt Nam) giảm xuống 61 USD, còn 1.757 USD so với giá kỷ lục ngày 11/8 là 1.818 USD cũng trên thị trường Mỹ. Đấy là những lúc sôi động lên ruột cho những người đầu cơ hay "lướt sóng" ngắn hạn, nhưng cũng là cơ hội tốt để nhìn nhận các yếu tố ngắn và dài hạn cho các cơn "sốt vàng" đã và sẽ còn tiếp xảy đến...

Lần này cũng giống lần trước (1/5) khi người viết bàn chuyện sốt giá vàng, lúc vàng lên đỉnh cao kỷ lục 1.565 USD/ounce...

Nhiều yếu tố "cũ" vẫn đóng vai trò quan trọng tới giá vàng, được coi như hàn thử biểu đo "thân nhiệt" của nền tài chính thế giới. Thử phân tích thêm vài yếu tố mới của tình hình đó từ tháng 5/11/2011 đến nay. Đồng thời, chúng tôi nhấn mạnh các chuyển động lên xuống zic zac tất yếu của giá vàng trong ngắn hạn (có thể là vài ngày, vài tuần, hay ngay cả vài tháng).

Và nhất là, nhấn mạnh việc tránh đầu cơ ngắn hạn rất nguy hiểm cho những người không thể theo dõi phân tích dài hạn, có thể mất số tiền lớn lúc lướt sóng ngắn hạn trong khi giá vàng vẫn tăng trong trung và dài hạn.

Tại sao cơn sốt vàng trở lại?

Sau kết quả Tổng thống Mỹ Bush đắc cử ở Mỹ, thị trường tài chính thế giới không mấy tin tưởng vào chính sách kinh tế vĩ mô của Mỹ. Dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục thất thu ngân sách nặng nề khoảng trên 450 tỷ USD hàng năm và cán cân vãng lai thua lỗ nặng. Giá vàng trở lại cơn sốt cũ từ cuối năm 2003, vượt các mức kỷ lục cũ trong 16 năm qua và lên gần mức "chống cự" quan trọng là 450 USD/ounce.

Nguyên nhân chính vẫn là thể hiện cơn khủng hoảng mới của đồng dollar Mỹ. Do đó, các ngân hàng quốc tế bắt đầu thay dự trữ dollar bằng vàng và đồng euro hay đồng yên Nhật. Nguyên do khác là tình hình Trung Đông lại căng thẳng.

Liên hệ gì giữa giá vàng, giá dầu và giá bất động sản ở nhiều nơi trên thế giới? Có chăng lạm phát toàn cầu?

Nhìn lại chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các biến cố tài chính quốc tế trong một thời gian dài, người ta cũng có thể thấy giá vàng bị đẩy lên để "cân bằng" với các giá cả "bong bóng" khác trên thị trường quốc tế do chính sách của Fed trong 7 năm sau đó (tức là từ 1997 đến 2004) để duy trì ổn định kinh tế tài chính toàn cầu.

Lúc xảy ra khủng hoảng tài chính châu Á vào các năm 1997-1998, Fed đã dùng chính sách tiền tệ "dễ" để bơm thanh khoản vào nền kinh tế thế giới hòng tránh khủng hoảng. Việc này đã dẫn đến quả bong bóng cho thị trường chứng khoán toàn cầu. Lúc quả bóng chứng khoán vỡ (3/2001), để cứu vãn hậu quả tai hại lên kinh tế toàn cầu, Fed lại ra tay tương tự. Rồi đến biến cố khủng bố 11/9/2001, Fed lại nương tay và bơm thêm thanh khoản để tránh trì trệ cho kinh tế Mỹ và thế giới lần nữa. Giá bất động sản cũng tăng vọt trong thời gian đó do lãi suất thấp được duy trì.

Đồng thời, do bất quân bình cung - cầu và tình hình Trung Đông, giá dầu đã được đẩy lên kỷ lục 50 USD/một thùng vào năm 2004. Từ giá cổ phiếu sang giá bất động sản và giá dầu, cũng như một số nguyên vật liệu khác do nhu cầu tăng trưởng cao của Trung Quốc, đều có hiện tượng bong bóng. Do khủng hoảng đồng dollar Mỹ xuống giá, chỉ còn giá vàng bạc có thể được đẩy lên theo giá dầu, và đó là nguyên nhân cơn sốt vàng đã trở lại vào năm 2004.

Từ đó lại thêm thị trường bong bóng cho trái phiếu (giá lên khi lãi suất xuống) lúc lãi suất Mỹ được giữ ở mức 1% trong một thời gian dài, và ảnh hưởng lan tràn toàn cầu của chính sách tín dụng "dễ" đã giúp tạo thêm bong bóng lần nữa cho giá nhà đất trong thị trường bất động sản (BĐS) toàn cầu, nhất là ở Mỹ và Trung Quốc, trước khi quả bong bóng đó nổ tại Mỹ (2008) với cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn, mà nguyên nhân chính là việc chứng khoán hóa các sản phẩm phái sinh từ thị trường trái phiếu BĐS.

Nhìn gần: Các cơn sốt mới từ tháng 5/2011

Trong buổi họp báo chính thức lần đầu tiên trong lịch sử của Fed ngày 27/4 vừa qua để trình bày về chính sách tiền tệ Mỹ và ảnh hưởng lên nền kinh tế, Chủ tịch Fed thông báo là QE 2 sẽ được tiếp tục giữ cho đến cuối tháng 6 vì nền kinh tế Mỹ vẫn chưa mạnh hẳn.

Lập tức, các thông báo này lại đẩy giá vàng lên cơn sốt mới từ mức 1.500 USDlập ra đầu tháng 4/2011 lên đến kỷ lục quốc tế mới là 1.565 USD vào ngày cuối tháng 4, và trên 38 triệu VND/lượng ở Việt Nam. Đằng sau chính sách Fed, là những yếu tố cũ như được nói đến ở trên cho năm 2004 nhưng lại tăng áp lực mới vào cuối tháng 4/2011: giá dầu Brent vượt mức 120 USD/thùng; sự tiếp tục suy yếu của đồng USD; hay những biến động chính trị mới ở Trung Đông và Bắc Phi làm tăng cường vai trò trú ẩn an toàn của vàng. Biến cố Bin Laden bị giết đã cho mối "an tâm" tạm thời, dù chỉ trong ít lâu, về nạn khủng bố sẽ bớt đi trên thế giới. Giá vàng rút xuống dưới 1.500 USD/ounce trong vài tuần rồi lại lập các đỉnh cao mới trên 1.600 USD.

Nới lỏng tiền tệ làm hạ lãi suất quốc tế cũng là liều thuốc kích thích các thị trường chứng khoán toàn cầu, nhất là ở Mỹ từ tháng 9/2010 cho đến cuối tháng 7/2011 lúc chỉ số Dow Jones lại đang cố mon men trở lại mức 13.000 (so với đỉnh trên 14.500 trước đây).

Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính lại xảy ra ở Mỹ với trận chiến giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ chung quanh việc tăng mức nợ công trần tới ngày 2/8 mới được lưỡng viện Quốc hội cho phép.

Thêm vào đó là các dấu hiệu suy yếu mới của kinh tế Mỹ. GDP Mỹ chỉ tăng 1,3% trong quý II năm nay (thay vì 1,8-2,0% như dự đoán trước đó), chậm hẳn so với 3,0% trong quý IV/2010. Chính sách tiền tệ "mềm" gần như không thể thay đổi ngay khi lãi suất ngắn hạn (Fed Fund rate) vẫn được giữ ở mức rất thấp hiện nay (0,5%).

Chứng khoán Mỹ lập tức bị mất gần 15% trong 3 tuần vừa qua do cơn khủng hoảng nợ công và lo lắng suy thoái kép hình chữ W ở Mỹ và các nước phát triển, kéo theo sự sụp đổ chứng khoán toàn cầu.

Triển vọng tiếp tục nới lỏng bằng QE 3 của Fed gần như được dự báo. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố áp dụng chính sách tương tự như QE ở Âu châu bằng việc mua các trái phiếu của Ý và Tây ban Nha. Các biến cố này dẫn đến cơn sốt thứ hai khi giá vàng liên tiếp tăng trong 3 tuần qua dẫn đến mức kỷ lục 1.818USD vào ngày 11/8.

Nhìn xa: Giá vàng tương lai?

Tác động nhanh chóng của các chính sách nới lỏng tiền tệ (QE) nói trên của Ngân hàng ECB và có lẽ cả của Fed (QE 3) trong tương lai gần làm tăng giá trị của vàng bạc như thứ tài sản để trú ẩn thay cho tiền giấy của các nước nói chung, mặc dù trong tương lai triển vọng ba thứ tiền quan trọng: tiền Thụy sĩ, tiền Yen của Nhật Bản, và tiền Úc vẫn được kỳ vọng giữ giá hơn tiền USD và ngay cả tiền Euro. Do đó, người viết vẫn dự báo là vàng sẽ leo lên những đỉnh cao mới dù vẫn theo hình zic-zac trong ngắn hạn.

Câu hỏi đặt ra cho giới quan sát và các nhà đầu tư hay đầu cơ vàng quốc tế là liệu giá vàng có tiến đến mức tâm lý quan trọng sắp tới là 2.000 USD/ounce?

Một số người nghĩ rằng câu hỏi không chỉ là vàng sẽ vượt được ngưỡng đó hay không mà là bao giờ? Goldman Sachs đưa ra dự báo vàng có thể vượt cả mức 2.500 USD vào cuối năm nay. Nói chung, rất khó xác định thời điểm chính xác cũng như mức kỷ lục dự báo.

Lý do của mức 2.500 USD/oune là giá tương đương ước tính bây giờ của vàng vào đầu năm 1980 lúc giá vàng lên tới kỷ lục 850 USD lúc có biến cố bắt con tin Mỹ ở Iran (sau khi kể mức lạm phát trong 31 năm qua). Vì thế có cả dự báo là vàng sẽ lên mức 2.600-3.200 USD vào cuối năm 2013.

Câu trả lời vẫn thuộc vào các diễn biến như giá dầu quốc tế, quyết định của Fed với QE 3 và giá trị tương ứng tương lai của đồng USD, tình trạng chính trị và tài chính thế giới như khủng hoảng nợ Âu châu, v.v...

Nhưng yếu tố đặc biệt nhất cần theo dõi và chú ý là liệu Trung Quốc sẽ quyết định ra sao về việc thả nổi đồng Nhân dân tệ RMB và chính sách ngoại hối trong việc Trung Quốc tiếp tục thay trái phiếu Mỹ bằng vàng và đến mức mới là bao nhiêu trong khối dự trữ khổng lồ tương đương trên 3.200 tỷ USD của họ? Và nhất là vì chính sách này cũng được các ngân hàng trung ương khác áp dụng, như quyết định mới đây của ngân hàng trung ương Hàn quốc. Nếu Trung Quốc mua đến mức 8.000 tấn vàng như công bố mới đây qua vài giới chức thì mức dự báo nói trên của vàng còn là dè dặt bảo thủ. Và có thể đây chỉ là "đòn gió" nhắc nhở Fed phải cố giữ giá đồng USD và bảo vệ giá trái phiếu Mỹ.

Ngoài ra nói đi cũng phải nói lại về vai trò các tay tài phiệt quốc tế. Họ có thể dễ dàng cho giá vàng lên trên 3.000 USD nếu quả thật Trung Quốc tiến hành việc mua vàng dự trữ trong 2 năm tới.

Nhưng qua động thái áp lực sắp tới nhằm thay đổi chính sách kinh tế Mỹ như việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ để giảm nợ công, nhất là tăng lãi suất để làm tăng giá trị đồng USD, phố Wall có thể làm giá vàng tụt xuống 1.200-1.500 USD trở lại, và là cách lấy bớt nguồn dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Như họ từng làm trước đây lúc đánh giá vàng từ 850 xuống dưới 200 USD, sau khi "lấy bớt" tài sản của các nước sản xuất dầu hỏa sau cơn khủng hoảng nhiên liệu (energy crisis) năm 1979; như họ đã làm Nhật bản mất số dự trữ ngoại hối khổng lồ không kém trong thập niên 1980 sau khi cắt giá trị các bất động sản mà Nhật "vơ vét" tại Mỹ xuống một nửa; như họ đã vét trọn khối dự trữ vài chục tỷ USD của Hàn quốc và Thái Lan sau 2 thập niên xuất khẩu thành công.

Tóm gọn là các nhà đầu tư dài hạn hay đầu cơ ngắn hạn vào vàng phải tỉnh táo theo dõi các biến cố tài chính thế giới kể trên.

Trở lại với Việt Nam, diễn biến giá vàng quốc tế cũng đặc biệt quan trọng do việc Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu các chính sách hữu hiệu để quản trị thị trường vàng trong nước, tạo mối liên thông với thị trường quốc tế để tránh áp lực mạnh mẽ trên tỷ giá USD/VND, như mới thấy tuần này lúc tỷ giá lại vượt mức 21.000 VND.

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2