Lượt thăm:241186730   Đang Online: 650

Số lượt xem: 1739
Gửi lúc 07:28' 14/09/2011
Ngân hàng lãi lớn, có thật vậy không?
"Nhiều “chuyên gia” và nhà báo nói các ngân hàng lãi ngàn tỷ còn doanh nghiệp thì vô cùng khó khăn vì lãi suất quá cao. Cứ như các ngân hàng ăn chặn, “bóc lột” doanh nghiệp! Có thật vậy không?" - TS Nguyễn Quang A

Ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho các doanh nghiệp vay. Trần lãi suất huy động được cố định 14%/năm từ lâu, nhưng nhiều ngân hàng vẫn huy động ở mức 18-19%/năm và cho vay với mức lãi suất 22-24%. Doanh nghiệp khó khăn.

Nhiều “chuyên gia” và nhà báo lên tiếng: ngân hàng lãi lớn, doanh nghiệp chết yểu! Họ nêu các ngân hàng lãi ngàn tỷ còn doanh nghiệp thì vô cùng khó khăn vì lãi suất quá cao. Cứ như các ngân hàng “bóc lột” doanh nghiệp! Có thật vậy không?

Việt Nam được khuyên phải cải cách hệ thống ngân hàng

Tại Hội nghị các nhà tài trợ vừa qua, tất cả các tổ chức quốc tế, từ Ngân Hàng Thế Giới (WB), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), đến Ngân Hàng Phát Triển Á (ADB) đều cảnh báo Việt Nam phải cải cách hệ thống ngân hàng.

Người ta chỉ nói đến con số tuyệt đối của “lãi trước thuế” mà quên nói đến ngân hàng sử dụng bao nhiêu vốn của mình và vốn huy động trong dân chúng (và doanh nghiệp). Có thể tính bằng nhiều cách đơn giản để có thể cảm nhận được vấn đề này.

Lạm phát tháng 8/2011 so với cùng kỳ năm trước đã trên 23%. Nếu lợi nhuận của bất cứ doanh nghiệp nào thấp hơn 23% của vốn của mình cho đến tháng 8 thì doanh nghiệp đó đã “ăn vào vốn” của mình, không bảo toàn được vốn so với tháng 8 năm trước.

Cách thứ hai là so với lãi suất tiền gửi trung bình 18-19%/năm. Nếu lợi nhuận trên vốn thấp hơn mức này, thì thà chẳng làm gì mà gửi ngân hàng còn lợi hơn. Nhiều doanh nghiệp đã thực sự làm như vậy.

Các ngân hàng thì sao? Họ khó có thể làm như các doanh nghiệp khác.

Hãy xem kết quả (lợi nhuận trước thuế) 6 tháng đầu năm 2011 của vài “đại gia” ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hơn 3.000 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) hơn 3.600 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 1.690 tỷ đồng …

Lạm phát 6 tháng đầu năm 2011 lên đến 13,29%, tức là nếu lợi nhuận 6 tháng ít hơn 13,29% thì ngân hàng “ăn lạm vào vốn”.

Vốn chủ sở hữu của Vietcombank cuối 2010 là 20.669 tỷ đồng, như thế lợi nhuận hơn 3.000 tỷ bằng 14,5% vốn chủ sở hữu. Một con số tương đối khả quan cho 6 tháng đầu năm, tuy chẳng cao hơn 13,29% là mấy.

Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Công thương Việt Nam cuối 2010 là là 18.372 tỷ đồng, như thế lợi nhuận hơn 3.600 tỷ bằng 19,6% vốn chủ sở hữu. Một con số khá tốt cho 6 tháng đầu năm.

Vốn tự có của EXimbank cuối đến tháng 6-2011 (chưa kể lợi nhuận chưa chia) là 13.219 tỷ đồng, như thế 1.690 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế bằng 12,78% vốn tự có, thấp hơn mức 13,29%!

Đấy là các “đại gia” ngân hàng. Xét toàn bộ các ngân hàng thương mại tình hình có thể còn tồi hơn.
Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2