Lượt thăm:239518480   Đang Online: 770

Số lượt xem: 145108
Gửi lúc 13:37' 11/02/2012
Đức Phật, các vị Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thập Điện Diêm Vương và các ngày lễ trong năm

Trong các tự viện, hình tượng đức Phật, các vị Bồ tát, Ngọc Hoàng và Thập Điện Diêm Vương được các sư thầy bố trí thờ tự khắp nơi. Tuy nhiên rất ít người biết được tên gọi chính xác, lịch sử và ý nghĩa của mỗi pho tượng được thờ, cũng như tại sao lại để ở vị trí như vậy và ngày lễ chính của các ngài trong năm.


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ðức Phật Thích Ca, trước khi thành Phật tên gọi là Sĩ Ðạt Ta là con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia, ở thành Ca Tỳ La (Kapilavatsu).



Đức Phật Thích Ca

Ngài sinh vào ngày trăng tròn, tháng hai Ấn Ðộ (nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch Trung Hoa, năm 624). Ra đời chưa đầy một tháng, Ngài mồ côi mẹ, nhờ Dì mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành.

Năm 29 tuổi, Ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo, đã tu tập với nhiều vị đạo sư và 6 năm tu khổ hạnh nhưng rốt cuộc Ngài thầy không đem lại sự giải thoát. Ngài trở lại lối sống bình thường, vận dụng tâm trí quan sát tướng chân thật của vũ trụ.

Sau 49 ngày ngồi thiền định ở dưới cội Bồ đề, Ngài bừng ngộ thấy rõ chân lý của cuộc đời, biết được mọi người đều có đủ khả năng giác ngộ và giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Sau khi chứng đạo, Ngài du hành thuyết pháp suốt 45 năm. Những môn đồ được Ngài giáo hóa đông vô kể. Năm 80 tuổi, nơi rừng Ta la song thọ ngoài thành Câu Thi, sau buổi thuyết pháp cuối cùng, Ngài nhập Niết bàn (mất ).

Tương truyền :

Ngày 15 tháng Hai Âm lịch là ngày đức Phật Thích Ca nhập diệt.

 Ngày 08 tháng Tư Âm Lịch ( Theo lịch Ấn Độ ) và ngày 15 tháng Tư Âm Lịch ( Theo Lịch Việt Nam ) là ngày Phật Đản của Phật Thích Ca.

Ngày mùng 08 tháng 12 Âm lịch là ngày Khánh đản Đức Phật Thích Ca thành đạo.



Đức Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà là vị giáo chủ ở cõi Cực-lạc phương tây A Di Đà.



Đức Phật A Di Đà


Thời đức Phật Thế Tự Tại Vương, có vị quốc vương tên Kiều Thi Ca nghe Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm Tỳ-kheo hiệu là Pháp Tạng. Một hôm, Ngài đảnh lễ Phật cầu xin chứng minh cho Ngài phát 48 lời nguyện.

Do nguyện lực ấy, sau này Ngài thành Phật hiệu A Di Đà ở cõi Cực-lạc. Đức Phật A Di Đà thường thờ có hai tượng: Tượng ngồi kiết già trên tòa sen, tay kiết định ấn, tương tự tượng Thích Ca.

Tượng đứng trên hoa sen lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng dậy, mắt Ngài nhìn xuống, tay mặt đưa lên ngang vai, tay trái duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những người đang trầm mịch. Tượng ấy gọi là tượng Di Đà phóng quang.

Tương truyền : Ngày 17 tháng 11 Âm Lịch là ngày Khánh đản Đức Phật A Di Đà


























Đức Phật Di Lặc (hay còn gọi là Phật tương lai)



Bồ tát Di Lặc


Bồ-tát Di Lặc là người Nam Ấn Độ, sinh ra trong gia đình Bà-la-môn. Sau khi Đức Phật Thích Ca thành đạo và truyền bá chánh pháp (pháp môn Phật giáo - PV), Ngài đã xuất gia tu hành.

Đến khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn, Bồ tát Di Lặc cũng mất và sinh về cung trời Đâu Suất, đợi ngày xuống trần gian thành Phật, hiệu là Di Lặc.

Tượng Ngài thờ theo lối Tam Thế Phật cũng tương tự tượng Phật Thích Ca. Chỉ đáng chú ý nhất bức tượng hình một vị Hòa thượng mập mạp, miệng cười toe toét, mặc áo phơi ngực, bày cái bụng to tướng, chung quanh có 6 đứa bé quấy nhiễu, đứa chọc tay vào mũi, đứa móc miệng, đứa chìa vào hông..., Ngài vẫn cười tự nhiên.

Ngoài ra tượng Bồ-tát Di Lặc cũng được làm theo điển tích của Bố Đại Hòa thượng - Hòa thượng mang đãi lớn mà tô tượng.

Bố Đại Hòa thượng xuất hiện vào đời nhà Lương ở Trung Hoa, Ngài ăn mặc xốc xếch, đi đâu thường mang cái bị lớn, gặp ai có món gì xin món ấy dồn vào bị, gặp những bọn trẻ con đem ra phân phát cho chúng. Bọn trẻ con thích Ngài lắm.

Tương truyền ngày Mùng 1 tháng Giêng Âm Lịch là ngày Khánh đản của Đức Phật Di Lặc.




Bồ tát Đại Thế Chí



Bồ tát Đại Thế Chí


Ngài đứng bên phải đức Phật A Di Đà, tướng người cư sĩ cổ đeo chuỗi anh lạc, tay cầm hoa sen xanh. Đây là lối thờ Di Đà tam tông: Đức Phật Di Đà ở giữa, bên tả Bồ-tát Quán Thế Âm, bên hữu Bồ-tát Đại Thế Chí.

Tương truyền ngày 13 tháng Bảy Âm Lịch là ngày Khánh đản của Đức Đại thế Chí Bồ Tát






















 Bồ tát Quán Thế Âm

Thuở đức Phật Bảo Tạng, Ngài là thái tử con vua Vô Tránh Niệm. Ngài theo vua cha đến nghe Phật thuyết pháp và thỉnh Phật cùng Tăng chúng về cung cúng dường.



Bồ tát Quán Thế Âm


Do công đức ấy, được Phật thọ ký (chứng nhận - PV) sau này làm Bồ-tát hiệu là Quán Thế Âm, phụ tá đức Phật A Di Đà giáo hóa chúng sinh và sau nữa sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương (kinh Bi Hoa quyển ba, phẩm Chư Bồ-tát bổn thọ ký).

Về hình tượng của Bồ tát Quán Thế Âm, được dân gian tạo ra với các dạng như Quán Âm Hài Nhi (thể theo cốt truyện Quán Âm Thị Kính), Quán Âm Nam Hải, Quán Âm Tử Trúc...

Ngoài ra phái Mật tông cũng có hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm với đủ hình dáng như: Quán Âm Mã Đầu, Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quán Âm Cữu Diện...

Có một pho tượng thường được thấy thờ trong các nhà dân nhất là Quán Âm thanh tịnh bình thùy dương liễu.

Đối với những gia đình hiếm muộn con cái, họ thường khấn nguyện trước tượng Quan Âm Tống Tử với ước nguyện Đức Phật sẽ phù hộ cho mình sớm có con cháu. 



 ( Tượng Quan Âm Tống Tử - Một bên có Thiện Tài ĐỒng Tử và một bên có Long Nữ đứng chầu )


Đối với những gia đình hiếm muộn con cái, họ thường khấn nguyện trước tượng Quan Âm Tống Tử với ước nguyện Đức Phật sẽ phù hộ cho mình sớm có con cháu.

Tương truyền :

Ngày 19 tháng Hai Âm Lịch là ngày Khánh đản của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.

Ngày 16 tháng Ba Âm Lịch là ngày Khánh đản xủa Bồ Tát Chuẩn Đề ( Một hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát )



Bồ tát Văn Thù Sư Lợi

Ngài là con thứ ba vua Vô Tránh Niệm tên là Thái tử Vương Chúng. Do cúng dường đức Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh nên được hiệu là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi và được thọ ký sau này sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chỉ, hiệu là Phật Văn Thù (Kinh Bi Hoa).



Bồ tát Văn Thù Sư Lợi


Ngài là vị Bồ-tát hiểu thấu Phật tính, đầy đủ ba đức: Pháp thân, Bát-nhã, Giải thoát; hằng đem ba đức ấy giác ngộ chúng sinh.

Tay mặt Ngài cầm kiếm sắc bén. Tay trái cầm hoa sen xanh. Mình ngồi trên lưng Sư Tử xanh. Có nơi Ngài hiện tướng người xuất gia, vì với tư cách trợ hoá cùng đức Phật Thích Ca nên phải hiện thân người xuất gia như các vị Tỳ-kheo. Có chỗ thờ Ngài với hình thức người cư sĩ đội mũ, mặc giáp, cầm kiếm.

Tương truyền ngày 04 tháng Tư Âm Lịch là ngày Khánh đản của Văn Thù Bồ Tát.





























Bồ Tát Phổ Hiền



Bồ tát Phổ Hiền


Ngài là con thứ tư vua Vô Tránh Niệm tên là Năng Độ. Do cúng dường đức Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh, Ngài được Phật thọ ký sau này tu hạnh Bồ-tát sẽ được tên là Kim Cương Trí Huệ Quang Minh Công Đức và sẽ thành Phật ở thế giới Bất Huyền phương Đông hiệu là Phổ Hiền Như Lai (Kinh Bi Hoa).

Căn cứ vào vị trí đặt tượng Thích Ca tam tông, Bồ-tát Phổ Hiền hầu bên trái đức Phật Thích Ca, Bồ-tát Văn Thù hầu bên hữu. Bồ-tát Phổ Hiền thờ riêng với hình thức ngư cư sĩ, cưỡi voi trắng sáu ngà, hai tay chắp lại.

Tương truyền ngày 21 tháng Hai Âm Lịch là ngày Khánh đản xủa Phổ Hiền Bồ Tát.


















Địa Tạng Bồ Tát

Địa Tạng ngụ ý là đại địa ẩn tàng vô số thiện căn. Địa Tạng được Phật Thích Ca giao cho trọng trách giáo hóa chúng sinh, làm U Minh giáo chủ, nghĩa là phụ trách cõi âm. Địa Tạng tuyên thệ trước đức phật : " Địa ngục chưa trống, thề không thành Phật ", nghĩa là khi xuống địa ngục làm sao không còn một " tội quỷ " nào chịu khổ, mới nguyện thành Phật..



 ( Phật Địa tạng Bồ Tát )

Tương truyền : ngày Rằm và ngày 30 tháng Bảy Âm Lịch là ngày sinh và ngày đắc đạo của Địa Tạng Bồ Tát.  


Đức Phật Dược Sư Lưu Ly :

Là vị Phật thầy thuốc, còn gọi là Dược Sư Lưu ly Quang Phật, ngài phát nguyện là " Cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh " cho nên còn có tên gọi là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Tranh tượng của ngài thường có hình tượng Tay Trái cầm thuốc chữa bệnh và Tay Phải giữ Ấn Thí Nguyện. Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu NiA Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca.



                   ( Phật Dược Sư Lưu Ly )

Các lời nguyện của Phật Dược Sư

  1. Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh.
  2. Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình.
  3. Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện.
  4. Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa.
  5. Giúp chúng sinh giữ giới hạnh.
  6. Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra.
  7. Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.
  8. Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới.[2]
  9. Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiếp và giúp trở về chính đạo.
  10. Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp.
  11. Đem thức ăn cho người đói khát.
  12. Đem áo quần cho người rét mướt.



            ( Tượng Phật Dược Sư Tam Tôn )

Tương truyền ngày  30 tháng Chín Âm Lịch là ngày Khánh đản của Đức Phật Dược Sư



Đạt Ma Tổ sư

Bồ đề Đạt Ma, gọi tắt là Đạt Ma. Thích Ca Mâu Ni có một đại đệ tử là Ca Diệp, Bát Nhã Đa La là hậu duệ của Ca Diệp. Từ nhỏ Đạt ma đã theo học Bát Nhã Đa La, học Phật giáo Đại thừa, tu thân dưỡng tính...



            ( Đạt Ma Sư Tổ )

Tông phái Phật giáo Trung Quốc do Đạt Ma sáng lập gọi là Thiền Tông. Đạt Ma còn được tôn là Tổ sư của võ thuật Thiếu Lâm.



Thiện tài đồng tử



                               ( Thiện Tài Đồng Tử )


Thiện tài đồng tử, gọi tắt là Thiện tài, là tên của một vị Bồ tát của Phật Giáo. Kinh Phật kể rằng một vị trưởng giả Phúc thành có 500 người con, Thiện Tài là một người con nhỏ trong số đó. Khi Thiện Tài chào đời, các loại vật trân bảo ở trong nhà từ dưới đất trồi lên, do đó mọi người mới đặt tên là Thiện Tài. Thiện Tài thề sẽ tu thành Phật, trải qua bao vất vả khó khăn cuối cùng chàng đã thực hiện được nguyện thành Phật, làm đồng tử cho Quan Âm Bồ Tát.



Tế Điên Hòa Thượng

 


                       ( Tế Điên Hòa Thượng )


Tế công là một nhân vật truyền kỳ trong lịch sử. Tế Công sinh vào thời kỳ đầu của Nam Tống, vốn là người Đài Châu ( nay là tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc ), tên thật là Lý Tâm Viễn, sau khi xuất gia mang pháp danh " Đạo Tế ", thoạt đầu tu ở Linh Ẩn tự tại Hàng Châu, sau chuyển đến Tịnh Từ tự. Đạo tế không tuân thủ giới luật, thích uống rượu cả hõ, ăn thịt cả tảng, hành vi cử chỉ điên điên khùng khùng, nên bị gọi là " Tế Điên Hòa Thượng ". Tế Điên Hòa Thượng chuyên trách những vụ bất bình của nhân gian, Ngài thần thông quảng đại.



Ngọc Hoàng đại đế :

 


                     ( Ngọc Hoàng Đại Đế )


Theo quan điểm của Đạo giáo, Ngọc Hoàng Thượng Đế trên giữ 36 tầng trời, ba ngàn thế giới, dưới nắm 72 tầng đất, tứ đại bộ châu, chưởng quản Thần, Phật, Tiên, Thánh, Nhật Nguyệt Tinh tú, cả việc địa phủ và các việc nhân gian : họa phúc, sinh tử, thọ yểu, cát hung, vỗ về vạn linh....

Tương truyền :

Ngày mùng 09 tháng Giêng mỗi năm là ngày " Ngọc Hoàng đản ".

Ngày 15 tháng Hai thì Ngọc Hoàng xuống khảo sát mọi chuyện Thiện - Ác dưới trần gian.



Thập điện Diêm Vương

 


          ( Thập điện Diêm Vương )


Nhất điện: Tần Quảng Vương

Tần Quảng Vương Tướng chuyên điều khiển việc khỏe mạnh, ốm đau, sinh tử của trần gian và quản lý việc u minh, cát hung. Người thiện sau khi thọ mệnh được tiếp dẫn siêu sinh. Người nửa công nửa tội được đưa đến điện thứ mười xét xử, sau đó được đầu thai làm người trên thế gian: nam thì chuyển thành nữ, nữ thì chuyển thành nam. Người làm điều thiện ít, điều ác nhiều thì được áp giải đến đài cao, phía bên trái điện, gọi là đài gương “nghiệt cảnh đài”, để nhìn vào đó liền thấy rõ mọi việc tốt xấu hồi còn tại thế, sau đó giải đến điện thứ hai để vào ngục chịu khổ.

Nhị điện: Sở Giang Vương

Sở Giang Vương trông coi địa ngục Hoạt Đại (có 16 tiểu địa ngục với các hình phạt như: mây đè, phân thối, bị đâm, bỏ đói, bỏ khát, nấu máu, nấu một chảo đồng, nấu nhiều chảo đồng, bỏ vô cối xay sắt, đong lường, gà mổ, ao tro, chặt khúc, gươm lá đâm, chó sói ăn thịt, bỏ vào ao lạnh giá...). Những ai lúc còn sống trên thế gian làm điều tổn thương đến thân thể người khác, gian dâm, sát sinh đều được đưa vào ngục này và các tiểu ngục để chịu khổ. Khi hết kỳ hạn liền được đưa đến ngục thứ ba để định đoạt tiếp hình phạt.

Tam điện: Tống Đế Vương

Tống Đế Vương Dư quản Hắc Thằng Đại Địa (có 16 tiểu ngục với các hình phạt: nước mặn, bị gông xiềng, đục sườn, nạo mặt, nạo mỡ, móc gan tim, móc mắt, lột da, căng da, cưa cẳng, rút móng, hút huyết, treo ngược, sả vai, ăn giòi, đập đầu gối, mổ tim). Ai khi sống trên trần gian mà ngỗ ngược, hỗn láo với bề trên, xúi bẩy kiện tụng, gây sự bất hòa,... phải vào ngục này và các tiểu ngục chịu khổ, hết kỳ hạn đưa đến điện thứ tư.

Tứ điện: Ngũ Quan Vương

Ngũ Quan Vương quản địa ngục Hợp Đại (và 16 tiểu ngục với hình phạt: xiên thịt, xối nước sôi, vả sưng mặt, chặt gân xương, khứa vai lột da, khoan da thịt, chim trĩ mổ, mặc áo sắt, cây, đá dằn, khoét mắt, tro lấp miệng, đổ thuốc độc, trượt nhớt té, xâm miệng, chôn trong đá vụn...). Những ai trốn nộp tô, thuế cho nhà nước, mua gian bán lận đều bị đưa vào ngục này và các ngục nhỏ chịu khổ, hết kỳ hạn được đưa qua điện thứ năm.

Ngũ điện: Diêm La Thiên Tử

Diêm La Thiên Tử vốn ngự ở điện thứ nhất nhưng vì thương người chết oan hay trả hồn về sống lại kêu oan, nên bị giáng xuống quản đại địa ngục Khiếu Hoán (tội phạm ở đây lâm vào cảnh buồn chán, đau khổ không gì bằng) và 16 chu tâm tiểu ngục. Những ai đến điện này đều được dẫn đến đài Vọng Hương để nghe và thấy tất cả những điều, những tai ương mà họ đã gây ra trên trần gian, sau đó được đưa vào địa ngục rồi vào chu tâm tiểu ngục, mổ bụng moi tim, ruột ném cho chó ăn. Hết kỳ hạn lại được đưa xuống điện thứ sáu.




Lục điện: Biện Thành Vương

Biện Thành Vương quản Khiếu Hoán đại địa ngục và thành Uổng Tử và 16 tiểu địa ngục với hình phạt: quỳ chông, nhốt trong hầm phân, thiến dái, quết thịt, trâu báng, ngựa đạp, bửa sọ... Những ai khi sống trên thế gian oán trời trách đất, cứ khóc lóc, trộm cắp, đầu cơ tích trữ... đưa vào ngục này và tiểu ngục để chịu khổ hơn nữa. Hết kỳ hạn được đưa đến điện thứ bảy.

Thất điện: Thái Sơn Vương

Thái Sơn Vương quản địa ngục Nhiệt Não (có 16 tiểu ngục; tội phạm được quẳng vào vạc đồng để nấu). Ai khi sống trên trần gian đào mồ, trộm mả, lấy hài cốt để làm thuốc, rời bỏ người thân thích, đưa vào ngục này và các tiểu ngục. Hết kỳ hạn giải đến điện thứ tám.

Bát điện: Đô Thị Vương

Đô Thị Vương quản đại địa ngục Đại Nhiệt Não (có 16 tiểu ngục; tội phạm bị thiêu, bị nấu cực hình hơn). Những ai sống trên trần gian bất hiếu khiến cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ phải buồn phiền, bực tức khi chết sẽ bị ném vào ngục này và các tiểu ngục. Kẻ bất hiếu chịu hết mọi hình thức đau khổ, giải đến điện thứ mười, thay đổi hình dạng vĩnh viễn làm loài súc sinh.

Cửu điện: Bình Đẳng Vương

Bình Đẳng Vương quản Thiết Võng A Tỳ và 16 tiểu ngục ở Thành Phong Đô. Ai sinh sống trên thế gian mà giết người, đốt nhà, bị chém nơi pháp trường đều giải đến điện này, bắt ôm cột đồng trống rỗng và trói chân tay lại, đốt lửa ống đồng cho tim gan thiêu trụi và chịu nhiều cực hình khác, sau đó lần lượt đầu thai vào những nơi kẻ đó đã làm hại, giải đến điện thứ mười.

Thập điện: Chuyển Luân Vương

Chuyển Luân Vương chuyên nắm các điện mà giải đến nơi quỷ hồn để làm rõ thiện ác, quyết định đẳng cấp, rồi cho lên đầu thai. Nam hay nữ, sống lâu hay chết yểu, giàu sang phú quý hay nghèo hèn, lần lượt được ghi vào danh sách. Những con quỷ mà có nghiệp ác, cái thai bị lạnh đi, khiến cho nó sáng sinh ra chiều đã chết. Hết kỳ hạn trở lại làm người, đầu thai vào nơi sống rất man rợ, bẩn thỉu.

Các tội nhân sau khi chịu đủ các hình thức xử phạt ở các điện, được giải đến điện Thập điện cho đầu thai. Những ai được đầu thai đều được giao cho Thần Mạnh Bà đến Thù Vong Đài cho ăn cháo lú, để quên hết những chuyện của kiếp trước. Nếu ai không chịu uống thì giá đao sẽ hiện lên dưới chân, quấn chặt lấy chân, bên trên dùng ống đồng đút vào trong cổ họng bắt uống một cách đau đớn khổ sở.

Những biện sự về địa ngục, Diêm Vương, Thập điện Diêm La có phần nào mô phỏng hình ảnh quan nha trên thế gian. Các tranh vẽ, chạm khắc trên gỗ đá... miêu tả cảnh phạt tội ở địa ngục: địa ngục tăm tối, máu chảy, đầu rơi, các hình phạt kinh hồn... cốt không ngoài mục đích khuyến thiện răn ác, nhằm làm cho người đời thấy đó mà kiêng dè, thấy đó mà hướng thiện, nhắc nhở người đời phương châm đạo lý “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”. Ở góc độ hoằng pháp, các biện sự này là phương tiện của phương cách “Dĩ huyễn độ chơn”.



Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2