Lượt thăm:241087430   Đang Online: 790

Số lượt xem: 2021
Gửi lúc 08:18' 14/10/2011
Ách tắc giao thông đô thị: Tại anh, tại ả...

Quy luật cuộc sống chỉ ra rằng, khi mà thu nhập của gia đình tăng cao thì việc sắm nhiều xe máy tiến đến "xế hộp" là tất yếu. Hiện tại, mặt bằng văn hóa của người dân nói chung không theo kịp thu nhập kinh tế, nhưng đến một lúc nào đó, hai yếu tố này song hành thì dân Việt Nam sẽ như dân các nước tiên tiến, đi xe đạp xe bus, bỏ "xế hộp" ở nhà thôi.

Giao thông đô thị không còn là "ùn tắc" mà là "ách tắc" lâu rồi, cụ thể là kẹt xe và tắc đường. Vấn nạn này đã thành "chuyện thường ngày ở huyện" cả thập kỷ. Ách tắc giao thông (GT) và tai nạn GT là đôi bạn song hành, tác động tốt xấu tương hỗ, nó như hai mà một. Đã có biết bao văn bản luật, giải pháp, chế tài xử lý nghiêm minh, cũng lắm phương án tháo gỡ. Vậy mà cứ ra đường là thấy ngay người và xe giăng như mạng nhện. Càng tháo càng gỡ càng rối thêm. Vì sao vậy?

Chờ người... vi phạm để xử lý

Điều dễ thấy nhất bây giờ là cần có tư duy mới hơn, căn cơ hơn trong việc ban hành văn bản, quy chế. Nếu chú ý, người ta thấy vẫn là sự "đều đều", lặp lại năm này như năm khác, không có tính đột phá trong tư duy, cho dù có những lúc thành phố có những đợt ra quân mạnh mẽ, nhưng vẫn không theo kịp tốc độ phát triển hạ tầng GT và phương tiện GT, nhất là xe máy phát triển nhanh đến chóng mặt.

Điều này tạo ra những chiều kích làm nổi bật vấn nạn người tham gia GT coi thường pháp luật, ngang nhiên vi phạm, không thèm chấp hành luật giao thông. Mặt khác, hiện tượng tiêu cực như tư túi, nhận hối lộ, ăn tiền người vi phạm giao thông của một bộ phận không nhỏ CSGT và thanh tra GT vẫn chưa có điểm dừng.

Tiến sĩ Nguyễn Du Lịch, Phó Đoàn đại biểu Quốc hội t/p HCM đưa ra quan điểm: "Lực lượng CSGT phải lấy việc phòng ngừa, xử lý vi phạm để răn đe, giáo dục là chính chứ không phải thấy có thể ngăn chặn nhưng không làm, chờ người dân vi phạm mới xử lý".

Xin dẫn chứng, một đoạn đường trên QL.1A dài 17km có 8 cầu vượt: Linh Xuân, Sóng Thần, Bình Phước 2, Bình Phước 1, Thủ Đức, Quang Trung, An Sương, nhưng chỉ có cầu vượt Thủ Đức là cấm xe máy chạy trên cầu. Thi thoảng thấy tổ CSGT khi đứng bên này khi bên kia đầu cầu, chờ cho dòng xe máy (không nhiều) đổ dốc xuống hết cầu mới giơ gậy yêu cầu người vi phạm dừng bên lề đường xử lý.

Thấy hầu hết người vi phạm kêu than vài phút rồi nhận lại được giấy tờ bằng lái. Không thấy có biên bản phạt, thì chắc bạn đọc cũng đoán ra được vì sao. Chứ nếu người vi phạm chờ lập biên bản, và làm các thủ tục theo quy định thì phải về kho bạc gần nhất nộp tiền phạt gấp 2-3 lần tiền "hối lộ".

Trong thực tế, cách quy định nộp phạt hiện nay cũng khiến người bị phạt ngại, thôi thì thà "hối lộ" tại chỗ cho CSGT còn hơn tốn xăng dầu, tốn công sức đi lại tìm kho bạc để nộp.

Phía 2 đầu cầu có treo bảng "cấm xe 2 bánh chạy trên cầu", nhưng bảng hiệu nhỏ, cầu lại hình cong, mấy ai nhìn thấy bảng vì mắt phải chăm chăm nhìn đường tránh tai nạn. Người đi đường lại là người tứ xứ ra vào thành phố. Thế nên người tham gia giao thông lớ xớ đi, đều không tránh khỏi bị mắc lỗi.

Ngành giao thông đã tổ chức bao hội nghị, hội thảo để tìm nguyên nhân ách tắc, tai nạn, nhưng gần như ai cũng thấy lỗi thuộc "khách quan" chứ đã có mấy ai bức xúc tại "chủ quan". Nhưng thực ra, nếu thấy cần xử phạt thật nghiêm thật nặng "bọn" đua xe, lạng lách đánh võng, vượt đèn đỏ...v.v... thì cũng phải có định chế xử thật nghiêm, thật nặng "anh" thực thi công vụ.

Xin hỏi: Đã có mấy "anh" công vụ bị đuổi ra khỏi ngành, khi tư túi? Cách đây hơn chục năm, anh bạn tôi là Bí thư Đảng ủy kiêm Trưởng phòng một cơ quan cấp sở ăn nên làm ra kể rằng, con cháu mấy ông lãnh đạo bên ngành công an, giáo dục, bên tỉnh ủy, ủy ban... ham chơi thi rớt đại học thì đưa vào làm CSGT.

Lại có đứa cháu tốt nghiệp đại học công nghệ thông tin hẳn hoi được anh rể cho đi học thêm kỹ thuật xây dựng công trình GT để rồi xin cho vào làm thanh tra GT, vì hy vọng dễ kiếm được tiền, thu nhập lại cao. Hãy thử làm cuộc điều tra xem thực tế lực lượng CSGT và thanh tra GT có đúng thực trạng vậy không?

Giao thông đô thị không còn là "ùn tắc" mà là "ách tắc" lâu rồi

Tại anh tại ả, tại cả đôi bên

Thực trạng phổ biến và cũng nhức nhối nhất hiện nay là quá nhiều người tham gia GT thiếu ý thức văn hóa GT, ý thức chấp hành luật GT đường bộ. Chuyện chèn bên này bên kia, cố len lên trước đầu xe người khác, nối đuôi nhau lên lề đường, đến đèn đỏ thì dừng lại nhưng chiếm hết khoản vạch giành cho người đi bộ làm cho phía đèn xanh đã kẹt xe lại bị thu hẹp đường.

Tháng 9 vừa qua, thị xã Dĩ An (Bình Dương) có chiến dịch ra quân an toàn GT. Giờ tan trường, công an phường Bình An đến trước cổng trường tiểu học phường, thời điểm các ông bố bà mẹ chạy xe đến đón con. Vậy là hàng trăm người không đội nón bảo hiểm cho mình và con bị xử phạt. Gần hết khúc đường trước cổng trường ra tới con lươn bê tông chẹt cứng người và xe máy. Hai làn ô tô, một làn xe máy mà có ai nghĩ đến tắc nghẽn GT đâu.

Trước cổng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, đường Đống Đa, TP Huế cũng vậy, xe đạp, xe máy của học sinh và bố mẹ vô tư tràn hết ra đường... Ở hai nơi ấy và các trường học trong cả nước, chắc chưa xem việc giáo dục học sinh ý thức tự giác khi tham gia giao thông, là một trong những quy chuẩn văn hóa học đường.

Ban giám hiệu trường cũng chắc chưa một lần phối hợp với Hội Phụ huynh cách giáo dục con em mình và ngay chính bản thân cha mẹ tự giác chấp hành an toàn GT.

Có chăng là đầu năm học, nhà trường mời bên công an đến phổ biến luật GT đường bộ. Mỗi sáng bố mẹ hay cô chú nhớ nhắc con cháu mình một câu: "Đừng chen nhau ra trường làm GT tắc nghẽn nghe con!". Rồi cuối mỗi học kỳ nhà trường xếp đạo đức kém với học sinh nào 3 lần vi phạm trật tự và an toàn GT. Vậy là xong

Nạn đua xe, lạng lách, đánh võng, rú ga vượt tốc độ, chở 3 chở 4, thậm chí chở 5 người (xin xem hình kèm theo) là ai? Là thanh thiếu niên, là con nhà giàu, "con ông cháu cha" chứ ai nữa. Rồi vượt đèn đỏ, chen lấn người, chạy lấn chiếm làn đường ô tô, chạy lên hè đường, chạy ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm thì đủ đối tượng.

Mọi tầng lớp, mọi cấp mọi ngành cả nước nếu cùng chung trách nhiệm giáo dục, răn đe về ý thức tự giác chấp hành luật GT đường bộ thì tin rằng vấn nạn tắc đường và tai nạn GT sẽ giảm dần dần. Hà Nội nổi tiếng trật tự xếp hàng mua gạo thời bao cấp. Sao nay ra đường không thấy hiện tượng nhường nhịn nhau, nối đuôi nhau chạy xe như xếp hàng thời trước đây, một nét đẹp văn hóa rất Hà Nội.

Các xe khách, xe tải hạng nặng hạng nhẹ là đối tượng "chủ lực" gây nên vấn nạn ách tắc và tai nạn. Đến bất cứ tuyến xe bus nào ở T/P HCM đều bắt gặp cảnh tượng lái xe bỏ trạm nhưng lại tranh giành vét khách dọc đường, dừng xe đón khách bất kể khách đứng ở đâu. Hai ba luồng một chiều giành cho ô tô, xe máy chỉ một luồng. Lợi dụng xe bus được phép dừng vào lề đường đón khách (tại trạm dừng), vậy là anh tài ép đường vô tội vạ.

Xe trước vừa dừng sát lề đường, xe sau, rồi xe sau nữa ép vào dừng lại. Đã nghẽn đường càng nghẽn thêm, anh ta biết vẫn "vô tư ngơ". Đâu phải chỉ vì áp lực khoán doanh thu chuyến, doanh thu tháng buộc anh tài phải sai luật. Anh xe tải thì chen, lách ra làn đường xe con, lấn vào làn đường xe máy. Xe tải xe khách đều xem việc chở quá tải là "việc thường ngày ở huyện". V...v....và ...v...v.

Thiết nghĩ, tư duy hạn chế phương tiện GT cá nhân chỉ nên xem là biện pháp "chữa cháy" vài năm thôi chứ không nên xem đó là biện pháp "chiến lược".

Thiết nghĩ, tư duy hạn chế phương tiện GT cá nhân chỉ nên xem là biện pháp "chữa cháy" vài năm thôi chứ không nên xem đó là biện pháp "chiến lược".

Quy luật cuộc sống chỉ ra rằng, khi mà thu nhập của gia đình tăng cao thì việc sắm nhiều xe máy tiến đến "xế hộp" là tất yếu. Hiện tại, mặt bằng văn hóa của người dân nói chung không theo kịp thu nhập kinh tế, nhưng đến một lúc nào đó, hai yếu tố này song hành thì dân Việt Nam sẽ như dân các nước tiên tiến, đi xe đạp xe bus, bỏ "xế hộp" ở nhà thôi.

Mới đây Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã thông tin cho các báo: "Sẽ có rất nhiều giải pháp, chính sách về kinh tế, hành chính với các lộ trình khác nhau được đưa ra trong đề án thực hiện". Ông đã có những phát biểu và hành động quyết liệt để chấn chỉnh ngành giao thông.

Những điều ông làm được trong hai tháng nhậm chức chứng tỏ ông quyết chiến với ách tắc giao thông đô thị, với những bất cập tồn đọng quá lâu trong ngành giao thông. Điều đó, bước đầu, thu phục được nhiều tình cảm và sự ủng hộ của nhân dân.

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2