Lượt thăm:240726460   Đang Online: 1060

Số lượt xem: 2318
Gửi lúc 08:12' 03/06/2011
Tiền đang chạy đi đâu?

Một câu hỏi lớn đang đặt ra là, tiền chạy đi đâu, khi mà các chủ thể trên thị trường, từ các ngân hàng thương mại, đến doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng, đều kêu thiếu tiền?

Để trả lời câu hỏi đó, có thể phân tích nguồn tiền qua các kênh đầu tư chủ chốt, như vàng, ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán, gửi tiết kiệm.

Với vàng, có thể thấy, thị trường này không hút thêm tiền trong thời gian gần đây do giá tăng thấp và đã chuyển từ chỗ luôn luôn cao hơn giá thế giới sang liên tục thấp hơn. Trong khi đó, xuất khẩu đá quý, kim loại quý trong 5 tháng đầu năm đã tăng tới 37% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó chứng tỏ, lượng tiền ra khỏi thị trường này nhiều hơn lượng tiền vào.

Kênh đầu tư vào USD cũng tương tự. Thị trường USD chợ đen bị thu hẹp, tỷ giá VND/USD giảm, chênh lệch tỷ giá trên thị trường này so với thị trường chính thức đã giảm xuống mức rất thấp, thậm chí có lúc còn thấp hơn thị trường chính thức. Tình trạng găm giữ USD của doanh nghiệp và người dân giảm, đã có một lượng USD không nhỏ được doanh nghiệp và người dân bán cho ngân hàng thương mại. Như vậy, lượng tiền vào thị trường ngoại tệ ít hơn số tiền ra khỏi thị trường này.

Giá nhà ở, vật liệu xây dựng tăng khá cao, nhưng nhìn chung, thị trường bất động sản thời gian qua khá trầm lắng, thậm chí giá một số loại sản phẩm ở một số nơi gần đây còn giảm. Tình hình trên cho thấy xu hướng tiền vào ít, ra nhiều.

Thị trường chứng khoán lình xình kéo dài. Chỉ số chứng khoán giảm mạnh (VN-Index đã có lúc xuống dưới 400 điểm, HNX đã có lúc xuống dưới 70 điểm), giá của nhiều mã cổ phiếu đã xuống dưới mệnh giá. Sự sụt giảm trên thị trường UPCoM còn nặng nề hơn, chỉ còn khoảng 1/3 điểm xuất phát. Giá trị giao dịch sụt giảm mạnh. Tâm lý chán nản bao trùm không chỉ các nhà đầu tư cá nhân, mà đã lan sang cả các nhà đầu tư tổ chức, các quỹ đầu tư. Như vậy, lượng tiền gần như chỉ có rút ra khỏi thị trường chứng khoán.

Đã có chuyên gia cho rằng, việc một lượng tiền không nhỏ gần như cùng lúc rút khỏi các thị trường vàng, USD, bất động sản, chứng khoán đã tạo sức ép đẩy lạm phát lên cao thời gian qua.

Trong khi đó, kênh tiết kiệm với lãi suất được đưa lên mức trần (14%/năm) và không ít ngân hàng thương mại vượt trần. Một lượng tiền không nhỏ của người dân không biết đầu tư vào đâu, đã lựa chọn kênh tiết kiệm để tạm trú chờ cơ hội để đầu tư vào các kênh khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, trong khi lượng tiền gửi của doanh nghiệp lại sụt giảm mạnh. Tính chung, lượng tiền gửi tiết kiệm có tăng lên, nhưng tốc độ tăng huy động thấp xa so với tốc độ tăng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại. Chính các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, do gặp khó khăn về thanh khoản, nên phải đẩy lãi suất huy động lên cao và không thể kéo lãi suất cho vay xuống ngay được.

Từ tình hình trên, có thể thấy, lượng tiền lớn đang tồn đọng trong lưu thông, đang dồn sức ép lên giá hàng hóa, dịch vụ, tạo ra tình trạng lạm phát cao trong thời gian vừa qua. Vấn đề đặt ra là, cần phải tiếp tục kiềm chế lạm phát, hút tiền từ lưu thông về, cẩn trọng trong việc thực hiện lộ trình giá thị trường, cẩn trọng trong việc điều hành tỷ giá. Mặt khác, cũng cần có biện pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán.

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2