Lượt thăm:239922990   Đang Online: 690

Số lượt xem: 3036
Gửi lúc 07:50' 28/07/2011
Sống "hoang đảo" trong chung cư hiện đại

Một năm chuyển về tòa nhà A6B khu đô thị Nam Trung Yên là một năm người dân ở đây chịu cảnh không điện nước, không truyền hình, internet, vào đến nhà là như Robinson sống giữa đảo hoang.

Và còn nhiều khu đô thị khác được đưa vào sử dụng khi các hạng mục chưa được hoàn thiện, công trình công cộng xuống cấp, hỏng hóc không được bảo trì. Nguyên nhân từ đâu?

60 hộ dân sinh sống tại tòa nhà A6B là những người trước đây có nhà tại đường Lê Văn Lương kéo dài. Khi dự án mở đường thực hiện, họ được tái định cư về A6B Nam Trung Yên. Bao nhiêu ngày chuyển về nơi ở mới là bấy nhiêu ngày họ phải mua nước với giá 25.000 đồng/bình để dùng vì ở đây chưa có nước sạch. Để có điện dùng tạm, các hộ dân cũng tự "câu" với giá 1.500đồng/kWh từ một công trường bên cạnh. Và đương nhiên truyền hình cáp với internet lại càng xa vời.

 

     Tòa nhà A6B khu đô thị Nam Trung Yên
Bà con nhà A6B chia sẻ, trong nhiều tháng trời vì thấy công trình chưa hoàn thiện, chưa bàn giao nên tất cả đều cố gắng khắc phục. Nhưng khi công trình hoàn thiện, đã đi vào sử dụng, có cơ quan công sở đã chuyển về hoạt động mà người dân vẫn phải chịu cảnh như những ngày đầu thì quả là không thể chấp nhận được!

Qua nhiều lần người dân kiến nghị và nhiều cơ quan báo chí lên tiếng, đại diện Cty cổ phần đầu tư và xây dựng đô thị - Tập đoàn Nam Cường, chủ đầu tư dự án đường Lê Văn Lương kéo dài, cơ quan chịu trách nhiệm di dân đến nơi định cư mới, cho biết chung chung rằng: "Chúng tôi đang xin ý kiến chỉ đạo, hơn nữa còn chờ ý kiến của Sở Xây dựng, bên điện lực… thì mới hoàn tất việc an sinh cho bà con. Hiện Cty đã có hợp đồng mua điện với bên bán điện, nhưng không rõ anh em dưới đó (cơ sở) thực hiện đến đâu?! Còn về vấn đề nước sinh hoạt cũng được đã gửi công văn đi nhưng chưa có hồi âm”.

Nhìn bên ngoài, toà nhà A6B khá khang trang, nhưng chỉ bước chân vào tầng 1 đã thấy sự bẩn thỉu, lôi thôi như khu nhà tập thể cũ. Trong khu để xe, nào xe máy, phế liệu xây dựng, bàn ghế, tủ bán hàng, thùng phuy đựng nước nằm la liệt. Cầu thang máy mới đi vào sử dụng đã nham nhở vết xước, nứt và rung, kêu ầm ầm! Hầm gửi xe máy trước đây có hai nhân viên bảo vệ trông coi giờ đơn vị quản lý đã "rút đi" để bà con mạnh ai nấy tự quản. Ngay chuyện an ninh, chống mất cắp… cũng bị buông lỏng. Đại diện Xí nghiệp quản lý dịch vụ và khai thác khu đô thị (QLDV&KTKĐT), Cty TNHH một thành viên quản lý và phát triển nhà Hà Nội (xí nghiệp đang quản lý 124 tòa nhà tái định cư) cho biết tòa nhà này vẫn chưa được bàn giao về xí nghiệp quản lý nên đơn vị này không thể làm gì được.

Được biết, toàn bộ khu đô thị Nam Trung Yên do Tổng Cty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư. Thời điểm hiện tại, khu nhà nói trên chưa được chủ đầu tư bàn giao cho đơn vị quản lý theo Quyết định 140 của TP. mặc dù trước đó, chủ đầu tư đã hứa các hạng mục công trình được bàn giao trong thời điểm này. Trước kiến nghị của các hộ dân và các đơn vị liên quan, cuối năm 2010, Sở Xây dựng Hà Nội đã tổ chức một cuộc họp giữa các ban ngành liên quan. Tại cuộc họp này, chủ đầu tư đưa ra cam kết, sẽ hoàn thiện và bàn giao các hạng mục công trình khu nhà nói trên chậm nhất là ngày 31-12-2010. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mọi chuyện vẫn y nguyên.

Theo cam kết của chủ đầu tư với UBND TP, khi người dân về sống ở các khu nhà nói trên, chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ hoàn công, đấu nối điện, nước sinh hoạt vào các khu nhà và hệ thống phòng cháy chữa cháy…, để đảm bảo các nhu cầu sinh sống của người dân, đồng thời phải bàn giao các hạng mục công trình cho đơn vị quản lý toà nhà. Tuy nhiên đến thời điểm này, chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao cho Xí nghiệp QLDV&KTKĐT. "Nên khi người dân kiến nghị, chúng tôi cũng chỉ biết chuyển đến các cơ quan chức năng của TP xem xét, giải quyết", vị lãnh đạo Xí nghiệp QLDV&KTKĐT bộc bạch.

Việc chậm trễ này xuất phát từ việc phối hợp giữa các bên liên quan như chủ đầu tư, Ban quản lý các dự án trọng điểm của TP, điện lực, nước sạch và các cơ quan hữu quan của Hà Nội chưa giải quyết dứt điểm. Điều đó dẫn đến nhà xây xong mà vẫn không có điện, nước, các thiết bị an toàn khác tại chung cư. Nếu một khâu nào đó không ăn khớp thì chất lượng sống của người dân tái định cư sẽ bị ảnh hưởng. Đó là điều lí giải tại sao mỗi khi di dời dân để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án lớn gặp nhiều khó khăn. Bởi người dân luôn lo không biết cái gì sẽ đến với họ ở khu tái định cư?!
Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2