Lượt thăm:240725660   Đang Online: 1040

Số lượt xem: 2282
Gửi lúc 08:31' 05/08/2011
Sau quy hoạch HN: "Chỉnh" dự án, sinh tiêu cực?



 

Nếu chúng ta xử lý tốt thì nguy cơ tiêu cực sẽ không phải là phổ biến thường xuyên, nó sẽ được hạn chế trong một số trường hợp nhất định

"Chuyện duyệt dự án nào ở lại, dự án nào phải thôi, dự án nào phải điều chỉnh, điều chỉnh ở mức độ nào… sẽ sinh ra tiêu cực. Tại sao hai dự án cùng trình ngày xưa, cùng được phê duyệt mà nay dự án này được giữ lại, dự án kia không được giữ lại?"

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN - MT, GS Đặng Hùng Võ đã chia sẻ về nội dung “không gian xanh” trong mục tiêu xây dựng Thủ đô tầm nhìn đến năm 2050 và việc giải quyết các dự án vi phạm hành lang xanh.

Theo GS Đặng Hùng Võ, ý tưởng về một Hà Nội xanh, một Hà Nội được đặt trong công viên là một ý tưởng tốt đẹp, nhưng ý tưởng này lại luôn luôn đi sau thực tế.

"Thực tế, người ta đã làm khác đi rồi rồi mới áp vào chỗ này là xanh, chỗ kia là xanh. Câu chuyện ở đây là dữ liệu thực tế, mình không cập nhật được. Quản lý của cấp cơ sở cấp xã, phường đang bị vô hiệu trước nhu cầu làm ăn kinh tế của các DN. Chính vì vậy, nhiều khi mình đưa ra quy hoạch, duyệt xong quy hoạch thì thực tế nó đã biến động xa hơn so với quy hoạch rồi. Cải tạo lại thực tế đó mình không đủ năng lực để cải tạo. Câu chuyện ở đây vẫn là câu chuyện quản lý..." - ông Võ nói.

Sau đây là cuộc trao đổi với ông Đặng Hùng Võ:

Nhiều ý kiến nhận định, hành lang xanh đã bị “băm nát” và phủ kín bởi các dự án rồi. Nếu muốn khôi phục lại hành lang xanh theo quy hoạch cũ, theo ông phải xử lý thế nào cho hợp lý?

Tình trạng đó xảy ra nói lên một điều cốt yếu: quản lý của chúng ta có chuyện! Một mặt ý tưởng để giành khoảng cách giữa vành đai 3 với vành đai 4 là hành lang xanh, TP cũng có thể có những tác động của TW là đã giao đất cho các dự án không phải để làm vành đai xanh.

Đơn cử, Tập đoàn N.C “trấn” một khoảng rất rộng, bịa ra một con đường đi nối từ vành đai 3 ra vành đai 4 để lập dự án trong khoảng này… Câu chuyện ở đây vẫn là câu chuyện quản lý. Tư tưởng quy hoạch không ăn nhập với thực tế...

Theo ông, bây giờ không còn diện tích để làm hành lang xanh nữa vì các dự án đã được cấp đan xen trong khu vực hành lang xanh. Vấn đề đặt ra là sẽ xử lý như thế nào?

Tất nhiên cũng có cách để xử lý. Đừng quan niệm Hà Nội phải có vành đai nào đó là xanh. Ý tưởng hành lang xanh thực chất để nội đô bó lại trong vành đai ba chứ không cho phát triển rộng ra, giữ cho phần lõi Hà Nội không được tự phát, nhưng thực tế nó đã tự phát rồi.

Nếu mình chấp nhận thực tế, chấp nhận yếu kém, chấp nhận hệ quả của sự yếu kém và xử lý hệ quả của sự yếu kém đó là ta rất tốn kém, ta không làm ngược lại, chấp nhận những tiêu cực đã xảy ra… thì chúng ta có thể đưa ra ý tưởng khoảng xanh của Hà Nội sẽ xen kẽ khắp nơi chứ không phải thành một cái vành đai toàn bộ là xanh.

Tôi không nói phương án này tốt hơn hay phương án kia tốt hơn, nhưng chúng ta có thể sửa nếu chúng ta không muốn “quẳng” đi tất cả các đầu tư từ các thành phần kinh tế, dù rằng đó là những đầu tư trái quy hoạch. Thay ý tưởng một vành đai xanh bằng một sự trộn lẫn xôi đỗ các khoảng xanh trong các đô thị hiện nay.

Chuyện duyệt dự án nào ở lại, dự án nào phải thôi, dự án nào phải điều chỉnh, điều chỉnh ở mức độ nào… sẽ sinh ra tiêu cực.
 
Tuy nhiên, như thế sẽ không quản lý được vấn đề hạn chế dân cư tràn vào đô thị?

Đúng là với ý tưởng đan xen các khoảng xanh này sẽ không khống chế được việc dân cư tràn vào đô thị, tuy nhiên các ý tưởng khác nhau dẫn tới các hệ quả khác nhau, chứ tôi không nói ý tưởng nào tốt hơn.

Thực tế, việc các dự án được cấp phép đã phủ kín quy hoạch “hành lang xanh” trước kia. Ý tưởng của ông về việc giữ lại những đầu tư xã hội đồng nghĩa với việc chấp nhận các dự án đã được cấp phép, phê duyệt trong phạm vi của hành lang xanh. Như thế, ý tưởng này dường như sẽ có lợi đối với chủ đầu tư?

Chúng ta có thể phê bình việc quản lý rất mạnh là anh đã vô lối khi để xảy ra sự việc này, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự bởi việc cấp phép, phê duyệt các dự án trái quy hoạch này có thể từ việc tham nhũng. Nhưng theo tôi, những khoản đầu tư đó cũng là các khoản đầu tư xã hội. Cho nên, đừng phá đi các đầu tư xã hội khi nó đã đầu tư, mặc dù có thể trái quy hoạch, nếu có thể tận dụng được thì tốt hơn.

Tuy nhiên, phải siết chặt và thẳng tay trong việc nếu từ giờ trở đi để xảy ra hiện tượng này (cấp phép dự án trái quy hoạch) thì sẽ dẹp bỏ.

Vừa qua, hàng trăm dự án BĐS đang bị tạm đình chỉ để rà soát lại, trong đó có nhiều dự án của các DN yếu kém. Có thể sau khi phê duyệt quy hoạch hành lang xanh, những dự án yếu kém này sẽ bị thu hồi để trả lại đất cho hành lang xanh?

Tôi cho rằng như thế là tốt chứ! Đối với những đầu tư đã rồi, việc xử lý gây tốn kém thì có thể theo cách phải công nhận nó. Còn những dự án chưa triển khai hoặc đã chứng minh được chủ dự án vớ vẩn, dự án vô duyên thì ta có thể loại bỏ dự án đó.

Liệu có xảy ra tiêu cực gì hay không?

Trong mọi cuộc thay đổi, mọi cuộc chỉnh lại quy hoạch đều có nguy cơ xảy ra tiêu cực!

Nếu tiêu cực xảy ra thì sẽ là vì lý do gì?

Chuyện duyệt dự án nào ở lại, dự án nào phải thôi, dự án nào phải điều chỉnh, điều chỉnh ở mức độ nào… sẽ sinh ra tiêu cực.

Tại sao hai dự án cùng trình ngày xưa, cùng được phê duyệt mà nay dự án này được giữ lại, dự án kia không được giữ lại? Điều này sẽ tạo ra tâm lý không tốt trong môi trường đầu tư: để đạt được một quyết định hành chính thì anh phải "chi cái này cái kia", hay cứ "chạy", cứ cầm phong bì đến… Nếu chúng ta xử lý tốt thì nguy cơ tiêu cực sẽ không phải là phổ biến thường xuyên, nó sẽ được hạn chế trong một số trường hợp nhất định.

Xin cảm ơn ông!

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2