Lượt thăm:240813950   Đang Online: 880

Số lượt xem: 2702
Gửi lúc 23:26' 11/07/2011
Nhà tái định cư: Nỗi khổ mang tên...thang máy
Người già tính chuyện bán nhà, phụ nữ có bầu phải đi ở nhờ, người bị gãy chân thì lê lết lên xuống… do thang máy không hoạt động. Tình trạng này đang xảy ra tại khu nhà tái định cư NƠ 6, Pháp Vân, Tứ Hiệp, Hà Nội.

Tòa nhà này do Tập đoàn Đầu tư phát triển nhà và đô thị xây dựng-HUD làm chủ đầu tư.

Bà bầu… đi sơ tán

Đó là trường hợp của gia đình anh Trần Trung Văn ở căn hộ số 706, tầng 7. Dù gần đến ngày sinh nở nhưng anh Văn vẫn phải đưa chị Hoàng Phương Khánh (vợ anh, đang mang thai tháng thứ 7) về nhà bố mẹ đẻ ở nhờ.

Anh Văn giãi bày: "Ngay trước ngày chuyển vợ về ở nhờ nhà bố mẹ, gia đình tôi đã phải một phen tá hỏa khi vợ tôi bất ngờ đau bụng dữ dội. Khi đó tôi nghĩ ngày sinh đã tới nhưng tôi không biết làm cách nào để đưa vợ xuống "mặt đất" rồi vào viện... Không còn cách nào khác tôi phải nhờ hàng xóm chuẩn bị cáng để đưa vợ tôi xuống đất bằng lối cầu thang bộ...".

Nhà tái định cư: Nỗi khổ mang tên...thang máy | ảnh 1
Mỗi lần muốn “xuống đất” anh Nguyễn Hữu Bình lại phải chống nạng đi cầu thang bộ. Ảnh: V.H

Theo anh Văn, nếu tiếp tục cho vợ ở lại thì đến ngày sinh nở, anh không biết phải làm cách nào để đưa vợ đến bệnh viện. Hiện anh Văn đã đưa vợ ở nhờ nhà bố mẹ đẻ (tại phường Phương Liệt, quận Hai Bà Trưng), nhưng anh vẫn chưa hết nỗi lo bởi: "Dù bố mẹ có cho ở nhờ thì khi vợ tôi sinh xong, tôi vẫn phải đón cả 2 mẹ con về sinh sống tại khu tái định cư này. Không biết cuộc sống của nhà tôi sẽ như thế nào? Chỉ vì cái thang máy không hoạt động, chả lẽ ngày ngày chúng tôi cứ phải chạy mấy vòng cầu thang bộ suốt từ tầng 7 xuống tầng 1 hay sao? Rồi khi cháu lớn lên, lúc tập đi chẳng nhẽ lại chỉ loanh quanh tầng 7 của tòa nhà vì làm sao mà cháu đi bộ cả 7 tầng lầu xuống sân khu nhà?...".

Ông Nguyễn Mạnh Huy, 78 tuổi, chủ căn hộ 606 cho biết: "Có lẽ chúng tôi sẽ phải bán căn hộ này để rời đi nơi khác sinh sống. Tôi đã chuyển về đây được hơn 1 năm nhưng ngoài các con thường xuyên đến thăm thì nhà tôi không bao giờ có khách. Họ ngại đến nhà tôi vì không thể đến chơi mà cứ phải vượt qua 6 tầng bằng cầu thang bộ...".

Theo ông Huy, tháng 8/2010, khi người dân đến đây xem chất lượng của tòa nhà để quyết định chuyển về thì thấy thang máy vẫn hoạt động bình thường. Thế nhưng, từ ngày chuyển về đây, dù đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, hàng ngày ông Huy vẫn phải mấy lần vịn cầu thang từ tầng 6 xuống đất để mua đồ sinh hoạt cho gia đình mình.

Ông Huy nói: "Sau khi chúng tôi có đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng, ngày 30/11/2010, thành phố đã có công văn yêu cầu sửa chữa ngay 2 cầu thang máy và báo cáo kết quả thực hiện về thành phố trước ngày 15/12/2010. Không biết họ đã báo cáo thế nào mà đến giờ thang máy vẫn không hoạt động. Họ coi thường dân chúng tôi đã đành, quyết định của thành phố họ cũng không thực hiện. Họ coi thường cả thành phố".

Gãy chân, tay... “tập” cầu thang bộ

Ngày mới chuyển về đây, anh Nguyễn Hữu Bình (sống tại căn hộ 206) không may bị ngã gãy chân, tay. Thang máy không hoạt động, hàng ngày anh Bình vẫn phải lê lết qua nhiều bậc cầu thang bộ để xuống "mặt đất" mua sắm đồ dùng sinh hoạt cho gia đình. Hình ảnh anh Bình tay chống nạng, vịn tường lết qua từng bậc cầu thang đã trở thành quen thuộc với bà con khối phố.

Với những quyết định của thành phố Hà Nội ban hành quy chế về việc bàn giao, tiếp nhận, quản lý... công trình tái định cư, mong rằng đó chỉ là những chuyện hy hữu của các công trình này, để người dân an cư, lạc nghiệp.

 
Hà Nội ban hành quy chế bàn giao, tiếp nhận nhà tái định cư

Ngày 5/7, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã ký Quyết định ban hành quy chế bàn giao, tiếp nhận, quản lý công trình nhà ở, căn hộ và các hạng mục công trình phục vụ tái định cư. Theo đó, nguyên tắc chung là sau khi bàn giao, tiếp nhận công trình nhà ở phải có đủ các điều kiện để bố trí cho các hộ gia đình sử dụng được ngay.

Quyết định cũng nêu rõ, trong thời gian chưa thành lập được Ban quản trị chung cư theo quy định của pháp luật, đơn vị được thành phố giao nhiệm vụ quản lý quỹ nhà phải tổ chức bộ máy dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư để duy trì hoạt động của hệ thống trang thiết bị thang máy, máy bơm nước sinh hoạt, hệ thống phòng chống cháy nổ, máy phát điện dự phòng, hệ thống thu gom rác thải… đảm bảo cho tòa nhà chung cư hoạt động bình thường.
Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2