Lượt thăm:240892910   Đang Online: 1130

Số lượt xem: 3084
Gửi lúc 07:37' 30/07/2012
Ly kỳ chuyện hổ cõng lợn về góp giỗ tại đình Tổng
Vào canh hai đêm 30 tháng giêng, từ sau cánh cửa, nhiều người nhìn thấy một “ông  Hổ” âm thầm cõng lợn trên vai, đặt giữa sân đình Tổng (thờ Bố Cái Đại Vương), sau đó hướng vào cửa đình nằm phủ phục. Khoảng nửa canh giờ, ông Ba mươi giật lùi, nhẹ như chiếc bóng vút đi về phía rừng sâu. 

Huyền thoại Đỉnh Tổng và “ông Ba Mươi”

Cách núi Ba Vì chưa đầy hai mươi cây số, Đường Lâm xưa cây rừng và cỏ lau che kín ba mươi sáu quả đồi, gò. Ruộng bậc thang như những cánh cung viền nhau san sát... Khi ấy, hổ, báo, hươu nai và các loại muông thú sống chung với con người.

Cuộc sống chung hòa giữa con người và muông thú hàng thế kỷ bỗng nhiên chấm dứt khi chúa hổ thành tinh, không kể ngày đêm, rình rập bắt lợn, bắt gà, bắt người trong thôn ăn thịt. Chứng kiến cảnh con người và các loại muông thú ngày đêm lo sợ hổ tinh, cụ Phùng Hưng một mình cất công đi tìm hổ tinh và dùng tay không đấm chết. Từ đó loài thú lớn này mới thật sự quy hàng con người vùng đất này. Khi cụ Phùng Hưng qua đời, hằng năm con cháu hổ tinh vẫn mang lễ vật về góp giỗ, phủ phục trước uy quyền của ông.



Từ khi bị Vua Phùng Hưng tay không đấm chết, loài thú lớn mới quy hàng


Hỏi chuyện người trong làng Đông Sàng (tên cổ là Đông Ma Trang), từ người già đến đứa trẻ, không ai không biết tích hổ góp giỗ cụ Phùng Hưng.

Các cụ làng Đông Sàng giờ còn truyền miệng một câu chuyện ly kỳ. Khoảng những năm ba mươi của thế kỷ 17, đường làng cây cối rậm rạp, trẻ con không dám đi ra ngoài mỗi khi trời tối vì dễ gặp các loại muông thú độc.

Hồi ấy, đình Tổng được gọi là “ngũ xã”, dựng trên đất Đông Sàng, đối diện chùa Mía để thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Hằng năm, con cháu 5 thôn: Đông Sàng, Mông Phụ, Cam Thịnh, Cam Lâm và Giáp Đoài Thượng mở tiệc tế ngài vào ngày mùng một tháng hai âm lịch. Và mỗi năm cử một vị Chủ tế luân phiên giữa các làng để giữ đình. 



Cụ Lê Minh Đường kể lại, hổ thường cõng lợn về Đình Tổng vào ngày mồng 1 tháng giếng hàng năm


Nhiều lão cao niên kể lại, hàng năm, từ tờ mờ sáng mùng một tháng hai, dân làng lần nào cũng thấy giữa sân đình một con lợn to, đứng im một chỗ không tựa như có người “cọc” lại. Cũng không ai biết là nó từ đâu đến. Năm nào cũng vậy.

“Thấy lạ, nhiều người to gan, lớn mật rình nấp sau cảnh cửa, giữa đêm đen - đêm ba mươi tháng giêng, bỗng há ngoác miệng khi nhìn thấy một bóng đen to như con bò nhẹ nhàng bước tới giữa sân Đình Tổng, quẳng chú lợn trên vai xuống rồi hướng vào cửa đình nằm phủ phục. Lúc đó, nhiều người vỡ lẽ, thì thầm, thì ra là “ông Hổ” về góp giỗ! Khoảng nửa canh giờ, ông Ba mươi giật lùi, nhẹ như chiếc bóng vút đi về phía rừng sâu”, cụ Lê Minh Đường, bậc trưởng lão được ví như pho sách sống của làng hồi tưởng.

Chúa sơn lâm không đụng đến... con cháu cụ Phùng

Con đường đi qua Tổng Mía xưa rẽ sang hai ngả đường rừng: Cam Lâm và Cam Thượng, người nơi đây vẫn quen gọi Chạ Đà. Nghề sinh nhai của người dân nơi đây là kiếm củi, cắt giáng (tên loại cây cỏ rừng), săn bắn và làm nương cấy lúa.



Biết người nào là con cháu Vua Phùng Hưng, có đói hổ cũng không vồ


Ghé vào nhà một người dân qua câu chuyện bên bàn trà, ông Xuân Tiến và ông Quốc Quân người làng Đông Sàng kể lại cho tôi hồi ức thời thơ ấu vẫn thấy hổ còn quanh quẩn mé vườn nhà, cầy cáo thì cách đây khoảng mươi năm vẫn còn đến bắt gà bắt vịt của người dân. Nói về huyền thoại Hổ cõng lợn góp giỗ Phùng Hưng, hai ông đều hứng thú thuật lại như câu chuyện còn tươi mới hôm qua.

Ông Xuân Tiến xa xăm kể lại: “Hồi tôi còn nhỏ, sáng mùng một tháng hai hàng năm, cả làng được ăn thịt lợn thỏa thích. Vui lắm! Hỏi bố tôi thì ông cho biết, đó là lợn do hổ mang về góp giỗ Vua Phùng Hưng. Nhiều lần định theo ông đi xem hổ vác lợn về nhưng ông nhất quyết không cho đi theo vì còn nhỏ quá”.

Có một điều lạ lùng trong câu chuyện về chúa sơn lâm ở vùng đất này là mỗi khi vào rừng gặp hổ, cứ bảo ba từ: “Vớ phải tai” là hổ có đói cũng không ăn thịt người vì biết là con cháu vua Phùng Hưng.

Bà Lê Thị Bột, hơn 70 tuổi kể lại: “Có một lần đang đi vào rừng cắt giang, cắt cỏ tranh, thì gặp “ông hổ”, nhìn thấy mồi ông có thèm rỏ rãi, nhưng tôi cất tiếng “vớ phải tai”, lập tức ông ngoảnh mặt và bỏ đi chỗ khác, không bắt tôi ăn thịt nữa”.

Theo trưởng lão Lê Minh Đường giải thích, chưa đầy một cây số, hổ nhiều vô kể, từ vùng núi Ba Vì mò về tận thôn Văn Minh, Thăng Thắc, cách làng Đông Ma nhởn nhơ chơi. Nều biết đó là “người nhà” Bố Cái Đại Vương, hổ không dám bắt, vì đã quy phục thì tất nhiên không dám đụng vào người dân của cụ.

Trên đường về thăm Đình Phùng Hưng, qua cầu Cam Lâm, chúng tôi rẽ vào Đình Phố, ngôi đình thờ Tản Viên Sơn Thánh, nhìn thấy đôi hổ cao to bằng xi măng do một cụ cao tuổi làng Mông Phụ đắp tạc nên, chúng tôi cũng cảm thấy lòng bâng khuâng. Thì ra trước sức mạnh chinh phục của con người, loài thú dữ như hổ báo rừng xanh cũng trở nên có nghĩa có tình.

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2