Lượt thăm:240709290   Đang Online: 860

Số lượt xem: 77031
Gửi lúc 08:04' 29/12/2011
"Họa" Kim lâu " : Cách tính và Hóa giải
Tuổi Kim lâu - nhiều người không dám làm nhà, dựng vợ gả chồng vì lo sợ ốm đau, tai nạn, chia tay, chết chóc… 


Phần 1 :  Họa " Kim Lâu "


Từ lá thư bạn đọc

Ông Phạm Ngọc Hiền (đội 11, Trung thượng, Hoằng Hải, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) viết thư về tòa soạn hỏi, hiện nay ở các nơi đang xây dựng nhà ở phát triển nhanh, mạnh. Nhưng tục lệ đi xem thầy về tuổi làm nhà thì mỗi thầy nói một cách khác nhau.
 

Do đó, người dân hoang mang không biết tin ai để xây nhà cho yên tâm. Cũng như chết trùng tang, làm nhà nếu phạm tuổi kim lâu thì cũng gây ra nhiều thảm họa như người trong gia đình ốm đau, tai nạn, chết chóc... thường xảy ra. Không hiểu tuổi Kim lâu là như thế nào mà ảnh hưởng như vậy?
 
Ông Hiền cũng chia sẻ rằng, hiện tại ông đang rất lo lắng vì làm nhà ở tuổi 62. Ông thầy phán rằng ông xây nhà phạm vào tuổi Kim lâu, không may mà chết thì rất oan uổng.

Lắm thầy nhiều ma

GS.TSKH Hoàng Tuấn, giám đốc Trung tâm Unesco Nghiên cứu và Ứng dụng văn hóa Á Đông cho biết, các môn "xem ngày tốt xấu" hay "xem tuổi làm nhà", cũng như nhiều môn thuộc nền văn hóa cổ... đều không phải là những môn học chính thống ngày nay. Vì vậy, chúng không được giảng dạy tại các trường học hiện đại. Sự hiểu biết về các môn này trong nhân dân hoàn toàn dựa vào các thầy địa lý, phong thủy... thậm chí là các thầy mo, thầy bói, thầy phù thủy.

Các "thầy" này đều không được đào tạo, mà chỉ dựa vào một vài cuốn sách chép tay mình đọc được hoặc chỉ đơn thuần dựa theo "kinh nghiệm" được truyền miệng, nên mỗi thầy đều có quyền "phán" theo sự hiểu biết hạn chế của mình kèm theo những "suy luận" chủ quan không dựa trên bất cứ nền tảng vững chắc nào về lý luận.

Thực tế, ngay cả hai phương pháp xem ngày có cơ sở lý luận vững chắc và có xác xuất đúng cao là: Lý thuyết "âm dương ngũ hành" cùng sự hoạt hóa hệ can chi, hệ quả về "sinh - khắc" của chúng và "lý thuyết cửu tinh" dựa theo quy luật biến hóa của 9 số Ma Phương - Lạc Thư trong dịch cổ... thì sự chính xác tối đa cũng chỉ đạt khoảng 70 - 75% và không thể hoàn toàn giống nhau.

Còn theo ông Nguyễn Văn Chung, tác giả quyển lịch Vạn niên Việt Nam 1901 - 2103, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, có rất nhiều trường phái nói về tuổi Kim lâu liên quan đến làm nhà. Có trường phái chỉ tính theo tuổi âm. Cũng có trường phái tính cả Kim lâu và Hoàng ốc tốt thì mới được xây nhà.
 

Theo đó, chỉ có 8 tuổi không kỵ Kim lâu là: Tân Sửu, Tân Mùi, Kỷ Sửu, Kỷ Mùi, Canh Dần, Nhâm Dần, Canh Thân và Nhâm Thân. Với 8 tuổi này, nếu Hoàng ốc cũng tốt thì có thể xây nhà. 52 tuổi còn lại trong hoa giáp, nếu phạm Kim lâu, phải kiêng kỵ. Căn cứ trên tuổi rồi dùng 6 đốt của hai ngón tay để tính Hoàng ốc.

Tuy nhiên, theo ông Chung, gần như cách tính tuổi làm nhà và tuổi xây dựng gia đình chỉ là sự áp đặt, chưa thấy rõ tính khoa học hợp lý. Vì vậy, không nên quá lo lắng vấn đề thần bí này.

Kim lâu - nhà vàng, biến thành tai họa

GS.TSKH Hoàng Tuấn khẳng định, việc coi cưới hỏi, làm nhà tuổi Kim lâu gặp tai họa là hoàn toàn nhuộm màu mê tín, không đáng tin cậy. Thực tế, văn hóa cổ coi Kim lâu vốn là một danh từ để chỉ những ngôi nhà xây đúng các "hướng gió mát" thì quý như "nhà vàng" (kim lâu).

Sau này các thuật sĩ đã mê tín hóa thành tuổi Kim lâu! Còn hướng Kim lâu bao gồm: Hướng Tây Bắc (nơi đóng quẻ Càn) là hướng gió lạnh Tây Bắc, không nên mở cửa lớn và cửa ra vào về hướng đó. Hướng Đông Bắc (nơi đóng quẻ Cấn) là hướng gió mùa Đông Bắc cũng không nên mở cửa lớn và cửa ra vào. Hướng Đông Nam (nơi đóng quẻ Tốn) là hướng gió mát về mùa hè, nên xây nhà hoặc mở cửa lớn và cửa ra vào về hướng này. Hướng Tây Nam (nơi đóng quẻ Khôn) là hướng gió mát, cũng nên xây nhà hoặc mở cửa lớn  và cửa ra vào hướng về phía đó.

Khó ai tránh nổi Kim Lâu - Hoàng ốc - Tam tai

Lương y Vũ Quốc Trung, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, việc xây nhà, dựng vợ gả chồng nếu cứ mê tín thì rất khó thực hiện. Bởi người xưa quan niệm, nếu không phạm tứ Kim lâu có thể xây nhà được. Nhưng xây xong rồi, thì phải không chạm "Lục hoàng ốc", nếu không khi đến sẽ bất an.

Và đặc biệt, không được bỏ qua Tam tai. Lục hoàng ốc gồm có: Nhất cát, Nhị nghi, Tam địa sát, Tứ tấn tài, Ngũ thọ tử, Lục hoàng ốc. Công thức Hoàng ốc tính theo số tuổi của chủ nhân tại thời điểm muốn xây dựng, tu tạo.
C 30    D 40
B 20    E 50
A 10    F 60

Từ năm muốn xây cất, tính lui về năm sinh âm lịch để tìm số tuổi. Số tuổi chẵn khởi tại vị trí A, B, C, D, E, F. Quá 60 thì tại A = 70, tại B = 80 nhưng thường ở tuổi quá cao thì ít ai phải xây dựng: Tại A nhà Nhất cát - an cư thông vạn sự. Tại B là Nhì nghi - tấn phát địa sinh tài. Tại C là Tam địa sát - nhân do giai đắc bệnh. Tại D là Tứ tấn tài. Tại E là Ngũ thọ tử - ly thân phòng tử biệt. Tại F là Lục hoàng ốc - tạo gia bất khả thành.

Đối với số tuổi lẻ ngoài 10, ngoài 20, ngoài 30, ngoài 40, ngoài 50, ngoài 60 thì khởi tử hàng chục đó, theo chiều kim đồng hồ với mỗi lóng tay một cho đến số tuổi xây dựng. Chỗ dừng gặp phải A, B, C, D, E, F có ý nghĩa tại đó. Có nghĩa là gặp Tam địa sát, Ngũ thọ tử, Lục hoàng ốc là xấu. Những năm phạm Hoàng ốc là: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 71, 74, 75 tuổi âm lịch.

Đặc biệt, ngoài Hoàng ốc, theo tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian cần tránh Tam tai. Những người tuổi Thân, Tý, Thìn, bị Tam tai vào các năm Dần, Mão, Thìn. Những người tuổi Dần, Ngọ, Tuất bị Tam tai vào các năm Thân, Dậu, Tuất. Những người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu bị Tam tai vào các năm Hợi, Tý, Sửu. Những người tuổi Hợi, Mão, Mùi, bị Tam tai vào các năm Tỵ, Ngọ, Mùi. Vào những năm Tam tai cũng không nên làm nhà.


Theo lương y Vũ Quốc Trung, để trả lời câu hỏi "Tứ kim lâu", "Lục hoàng ốc", "Tam tai" đúng hay không đúng không dễ dàng, đơn giản. Có một thực tế là trong và sau khi xây cất được ngôi nhà, có một số trường hợp gia chủ gặp những rủi ro như đổ giàn giáo, sập nhà, thậm chí có người sau khi xây nhà xong thì đổ bệnh, chết… Họ không tính rằng, để xây được căn nhà là cả một vấn đề lớn, phải đầu tư tiền của, công sức, thậm chí phải vay mượn… nên cực kỳ mệt mỏi nhất là những người cao tuổi, hoàn cảnh khó khăn thì đổ bệnh, tai họa là điều dễ hiểu.

Theo lương y Vũ Quốc Trung: Ở góc độ tâm linh và tâm lý mà xét thì Tứ kim lâu, Lục hoàng ốc và Tam tai là những cảnh báo nhắc nhở gia chủ phải thận trọng trước một việc lớn trong đời trên Điều tắc "cầu lành, tránh dữ". Điều cần nói là không nên hiểu và áp dụng vấn đề này một cách cứng nhắc sẽ dẫn tới lỡ việc hoặc để "lỡ lứa". "Một người không có vợ mà chạm kim lâu thê, một người không có con mà chạm kim lâu tử, một người không nuôi gia súc mà chạm kim lục súc mắc cớ gì lại kiêng không xây nhà? Một cô gái 33 tuổi chạm kim lâu có người đòi cưới sao lại không, chờ đến bao giờ? Mặc dù "có kiêng, có lành" nhưng phải "tuỳ cơ ứng biến" miễn sao "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà" là được".


Phần 2 : Cách tính và Hóa giải

Trong dân gian có rất nhiều cách tính tuổi Kim lâu. Mỗi cách đều có cái hay và dở với độ chính xác chưa được kiểm chứng

Mỗi Kim lâu một loại tai họa

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, theo kinh nghiệm dân gian và cổ thư để lại thì "một, ba, sáu, tám thị kim lâu". Theo đó: Nam lấy số tuổi âm lịch chia cho 9, số dư mà = 1, 3, 6, 8 thì là phạm Kim lâu (tính để xem tuổi làm nhà, sửa nhà). Nếu dư 1 là phạm Kim lâu thân (gây tai họa cho bản thân người chủ). Nếu dư 3 là phạm Kim lâu thê (gây tai họa cho vợ của người chủ). Nếu dư 6 là phạm Kim lâu tử (gây tai họa cho con của người chủ). Nếu dư 8 là phạm Kim lục súc (gây tai họa cho con vật nuôi trong nhà. Nữ: Hàng đơn vị của tuổi âm lịch mà = 1, 3, 6, 8 là phạm Kim lâu (tính để xem tuổi lấy chồng).

Cách tính này dựa vào Hà đồ, Cửu cung, Hậu thiên bát quái. Nếu ở vào các cung Càn thuộc mệnh Chủ, cung Chấn thuộc về vợ, cung Cấn thuộc con cái hoặc người thân, cung Tốn thuộc gia súc đề ở 4 góc của cửu cung là phạm Kim lâu không nên xây nhà.

Bắt đầu tính khởi 1 góc ở Tây Nam (Khôn), 2 đến Tây (Đoài), 3 đến Tây Bắc (Càn), 4 đến Bắc (Khảm), 5 vào cung giữa (trung ương), 6 ở Đông Bắc (Cấn), 7 ở Đông (Chấn), 8 ở Đông Nam (Tốn), 9 ở Nam (Ly), đến 10 lại về cùng giữa rồi tiếp hàng đơn vị ở hướng Tây Nam... Tính như vậy thì ta luôn luôn thấy 1 - 3 - 6 - 8 ở các phương, góc có Tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) có Tứ Sinh (Dần, Thân, Tị, Hợi). Vừa có "Mộ" lại vừa là "Sinh" nên gọi Kim lâu, ẩn chứa nhiều hung nguy hơn cát tường nên cần phải kiêng tránh.

Cụ thể như sau:
Phạm cung Khôn: Nhất Kim lâu thân: Chính kỵ nhất.
Phạm cung Càn: Nhị Kim lâu thê: Kỵ người vợ.
Phạm cung Cấn: Tam Kim lâu tử: Kỵ cho con cái.
Phạm cung Tốn: Tứ Kim lâu lục súc: Kỵ súc vật nuôi.

Có tám tuổi không cấm kỵ Kim lâu khi tạo tác và khi chết cũng không sợ trùng là tuổi: Kỷ Sửu - Tân Sửu, Kỷ Mùi - Tân Mùi; Canh Dần - Canh Thân; Nhâm dần - Nhâm Thân. Tránh những năm phạm Kim lâu: Là những năm: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 39, 33, 35, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75 âm lịch. Ngoài Kim lâu tạo tác (xây nhà) nói trên còn Kim lâu cho cưới gả, chỉ cần xem tuổi âm lịch nữ giới (đàn bà) nếu hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8 là phạm Kim lâu, không nên cưới gả. Do cách vận hành của cửu cung, Hà đồ khác nhau nên có kết quả này (không trình bày ở đây).

Hãy tự tính cho mình

Ông Nguyễn Văn Chung cho biết, theo cổ học phương Đông, 24 phương vị gồm 8 thiên can, 12 địa chi và 4 quẻ Khôn, Càn, Cấn, Tốn được mô tả theo hình vẽ dưới (ảnh tròn).

 

 


Các số dư 1, 3, 6, 8 đều  thuộc Tứ Mộ (tức 4 cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) và Tứ Sinh (tức 4 cung Dần, Thân, Tỵ, Hợi). Mùi và Thân thuộc Tây Nam. Tuất và Hợi thuộc Tây Bắc. Dần và Sửu thuộc Đông Bắc. Thìn và Tỵ thuộc Đông Nam. Đây cũng chính là phương vị của 4 quẻ Khôn, Càn, Cấn, Tốn. Từng quẻ nằm giữa hai ngôi Tứ Sinh và Tứ Mộ. Phong thủy quy định Nam ở phía trên, Bắc ở phía dưới (khác với cách nhìn ở bản đồ), Đông bên tay trái hình vẽ, Tây bên tay phải hình vẽ. Như vậy:  Kim Lâu Thân là số 1 ở cung Khôn góc Tây Nam. Kim Lâu Thê là số 3 ở cung Càn góc Tây Bắc. Kim Lâu Tử là số 6 ở cung Cấn góc Đông Bắc. Kim Lâu Súc là số 8 ở cung Tốn góc Đông Nam.

Theo đó, có 8 tuổi không kỵ Kim Lâu là: Tân Sửu, Tân Mùi, Kỷ Sửu, Kỷ Mùi, Canh Dần, Nhâm Dần, Canh Thân và Nhâm Thân. Với 8 tuổi này, nếu Hoàng ốc cũng tốt thì có thể xây nhà. 52 tuổi còn lại trong hoa giáp, nếu phạm Kim lâu, phải kiêng kỵ. Cách tính Hoàng ốc: Dùng 6 đốt  của 2 ngón tay theo hình dưới để tính Hoàng ốc. Mỗi đốt ngón tay có tên tượng trưng như sau:

3 cung tốt là: Nhất Kiết, Nhì Nghi và Tứ Tấn Tài. 3 cung xấu là: Tam Địa Sát, Ngũ Thọ Tử và Lục Hoàng Ốc. Cách tính: Khởi 10 tuổi tại Nhất Kiết, 20 tuổi tại Nhì Nghi, 30 tuổi tại Tam Địa Sát, 40 tuổi tại Tứ Tấn Tài, 50 tuổi tại Ngũ Thọ Tử, 60 tuổi tại Lục Hoàng Ốc.

Việc xét theo bàn tay Kim lâu được tính như sau:

Dùng 9 đốt của 3 ngón tay theo hình dưới để tính:

 

 

5 cung Khảm, Ly, Chấn, Đoài và Trung cung được xây nhà. 4 cung Khôn, Càn, Cấn, Tốn kiêng kỵ không xây nhà.

Cách tính: Khởi 10 tuổi tại cung Khôn. 20 tuổi tại cung Đoài. 30 tuổi tại cung Càn. 40 tuổi tại cung Khảm. 50 tuổi tại Trung cung. 60 tuổi tại cung Cấn. 70 tuổi tại cung Chấn. 80 tuổi tại cung Tốn. 90 tuổi tại cung Ly. Ví dụ, người 28 tuổi âm lịch làm nhà. 20 tuổi bắt đầu từ cung Đoài, 21 tuổi tại cung Càn, 22 tuổi tại cung Khảm, 23 tuổi tại cung Cấn, 24 tuổi tại cung Chấn, 25 tuổi tại cung Tốn, 26 tuổi tại cung Ly, 27 tuổi tại cung Khôn, 28 tuổi tại cung Đoài. Như vậy, người này làm nhà vào năm 28 tuổi âm, thì được.

Trường hợp đặc biệt, nếu người chồng của gia đình đó đã mất thì lấy tuổi của con trai để tính việc xây nhà. Nếu gia đình đó không có con trai thì lấy tuổi của người đàn bà tính Hoàng ốc và Kim lâu cũng như trên để xây nhà.

Cách hóa giải vận hạn

Các chuyên gia cho biết, theo tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian nếu gặp những năm "tứ kim lâu", "lục hoàng ốc" hoặc "tam tai" thì không nhất thiết không xây dựng hoặc cưới gả. Theo cách "có đóng, có mở" rất linh hoạt và giải toả tâm lý cho gia chủ có thể hoá giải như sau:

Nếu gặp năm Tứ kim lâu hoặc Tam tai thì gia chủ có thể "mượn tuổi" nghĩa là nhờ một người khác (thường là người thân) có tuổi không phạm phải Tứ kim lâu và Tam tai đứng ra thay để thực hiện công việc (cúng bái, động thổ, trông coi việc xây cất...). Nếu gặp năm Hoàng ốc thì sau khi xây cất xong, gia chủ trước khi đến ở (nhập) cho người khác (thường là người thân, không chạm Hoàng ốc) đến ở một thời gian, sau đó mới dọn đến ở chính thức. Việc cưới xin nếu gặp Kim lâu thì "xin dâu hai lần" để hoá giải việc "đứt gánh giữa đường".


Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2