Lượt thăm:240660010   Đang Online: 640

Số lượt xem: 2527
Gửi lúc 08:25' 01/06/2011
Giàu thì dễ, giàu sang mới khó!

Đúng là giàu và sang thường đi với nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn là 2 thứ khác nhau: Cái sự giàu do tiền của mang lại, cái sự sang do văn hóa mang lại. Văn hóa là cái tích tụ từ rất nhiều đời, nên khó có thể tìm kiếm được nhanh như tiền của.

Giàu ư? 10 lần đoán 9 lần... sai!

- Cảm giác chung là số lượng người giàu ở Việt Nam đang tăng lên khá nhanh, nhưng còn chất lượng thì sao, thưa ông? Người giàu Việt Nam có nền tảng vững chắc không?

- Tôi không biết là giàu cũng phải có chất lượng. Tuy nhiên, nếu chất lượng của sự giàu có chính là số lượng của nó, thì chúng ta chưa có ai ở... tầm của thế giới cả. Bằng chứng là Việt Nam chưa có ai lọt vào các bảng xếp hạng những tỷ phú đô la giàu có của thế giới. Tuy nhiên, theo "tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam", thì người giàu có vẻ không ít.

Về nền tảng của họ, thì có người vững chắc, có người vững chắc vừa phải, và cũng có cả người hoàn toàn không vững chắc. Điều chúng ta dễ thấy là nhiều tỷ phú cổ phiếu đang nhìn sự giàu có đội nón ra đi mà không có gì ngăn cản được. Giàu bằng cổ phiếu thời này là không vững chắc. Sắp tới, giàu bằng bất động sản không khéo cũng chẳng khá hơn. Những người giàu nhờ kinh doanh siêu thị, nhà hàng là có vẻ đang hanh thông hơn cả.

Tất nhiên, không có cái gì vững chắc muôn đời. Chúng ta tất cả đều đang ngồi trên chiếc vòng đu quay của số phận. Nó quay một hồi rồi không khéo người ngồi trên đỉnh bị đưa xuống dưới đáy và ngược lại.

- Nhưng ở Việt Nam, liệu chúng ta có biết chắc ai giàu hơn ai không? Hay chỉ là sự đoán mò, chủ yếu dựa vào thể hiện của chính người giàu, nên đa phần là... sai? Dẫn tới thái độ với người giàu, hoặc ngưỡng mộ thái quá, hoặc lại coi thường...?

- Chắc chắn là chúng ta khó có thể biết chắc là ai giàu hơn ai. Vừa qua, sở dĩ chúng ta biết được người giàu nhất Việt Nam về chứng khoán là vì thứ này có thông tin khá chính xác. Thế nhưng, tất cả những thứ khác như tiền, vàng, đá quí, đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật, thậm chí bất động sản... thì thông tin không biết đào ở đâu ra. Mà đã không có thông tin thì chỉ còn biết đoán mò thôi. Đoán mò thì không khéo 10 lần đoán 9 lần sai.

Thói quen che giấu tài sản có lý do lịch sử và cả lý do an ninh. Lý do gì đi chăng nữa thì đây là một trong những lĩnh vực kém minh bạch nhất hiện nay.

Người giàu đang được chấp nhận dễ dàng hơn

Thái độ hoặc ngưỡng mộ, hoặc coi thường người giàu được hình thành có lẽ không phải do thiếu thông tin về việc ai giàu hơn ai. Thái độ này phần nhiều do điều kiện văn hóa và lịch sử xác định. Ngoài ra, cũng có những điều nằm trong những tính xấu của con người như tính ganh tị chẳng hạn.

Tuy nhiên, thời thế đang thay đổi. Thái độ đối với người giàu cũng thế. Người giàu đang được chấp nhận dễ dàng hơn. "Ừ, giàu có phải đâu là tội lỗi!". Tuy nhiên, để có sự kính trọng thật sự, cả người giàu lẫn người chưa giàu sẽ còn phải đi một chặng đường dài hơn nữa.

Trên chặng đường này, những người giàu cần phải chứng minh rằng họ giàu hơn thì xã hội sẽ có lợi hơn. Tôi tin rằng chứng minh điều này là không quá khó. Chứng minh điều ngược lại sẽ khó hơn rất nhiều.

Phải chứng tỏ mình giàu là... chưa giàu

- Để có những nét phác thảo về người giàu ở Việt Nam, ông sẽ nói những gì?

- Tôi sẽ nói đây là một việc làm khó khăn. Thứ nhất, người giàu Việt Nam chỉ đang trong quá trình hình thành. Thứ 2, không nghiên cứu so sánh người giàu Việt Nam với người giàu thế giới, thì làm sao biết được đâu là nét đặc trưng của người giàu Việt Nam?!

Về những chính sách để khuyến khích người giàu đóng góp cho xã hội, trước hết đó là làm từ thiện thì được miễn thuế. Ngoài ra, Nhà nước còn cần tôn vinh sự đóng góp này. Đây là sự đóng góp mang lại hiệu quả xã hội cao hơn, bởi vì rằng khi làm từ thiện, người cho được hưởng sự hài lòng cao hơn rất nhiều so với khi đóng thuế. Khi đóng thuế, người giàu không biết Nhà nước sẽ tiêu tiền thuế của họ vào đâu? Biết đâu lại chẳng vào những việc mà họ không mong muốn.

Ngoài việc được miễn thuế, những người đóng góp cho xã hội cần phải được vinh danh. Vinh danh bằng danh hiệu của Nhà nước, bằng sự quí trọng của xã hội.

Với những người giàu sẵn lòng chia sẻ, dù ở đâu, ở thời nào, sự giàu có của họ đều có lợi cho xã hội. Nên cầu nguyện cho họ ngày càng giàu có, vì sự giàu có của họ sẽ góp phần làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

Nhiều người cho rằng người giàu Việt Nam thích chứng tỏ đẳng cấp bằng cách tiêu xài hơn người, đi xe xịn hơn người, "bo" tiền nhiều hơn người. Theo tôi, những người luôn tìm cách chứng tỏ mình giàu là những người chưa thật sự giàu. Còn đã giàu cỡ Bill Gates thì không nhất thiết phải làm như vậy.

Cũng có người cho rằng, người giàu Việt Nam giàu nhưng chưa phải ai cũng sang. Đúng là giàu và sang thường đi với nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn là 2 thứ khác nhau: Cái sự giàu do tiền của mang lại; cái sự sang do văn hóa mang lại. Văn hóa là cái tích tụ từ rất nhiều đời, nên khó có thể tìm kiếm được nhanh như tiền của.

- Xã hội đang đòi hỏi người giàu phải chia sẻ vật chất với đồng bào của mình, như thế có đúng không? Hay bởi mọi người đều bình đẳng nên người giàu cũng như người nghèo, có quyền chỉ phải lo cho bản thân, cùng lắm thì lo cho gia đình, người thân?

- "Lá lành đùm lá rách" là đạo lý truyền thống của người Việt chúng ta. Vì vậy, 1 sự mong đợi từ phía xã hội rằng người giàu phải chia sẻ là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, mong đợi không phải là đòi hỏi. Gây sức ép để bắt buộc người giàu phải chia sẻ là điều không nên làm. Lý do là vì cách làm này sẽ dẫn đến những méo mó tiếp theo. Hậu quả là không ai còn động lực để vươn lên làm giàu nữa cả. Mà như vậy, thì sự nghèo khó và sự kém phát triển đang chờ tất cả chúng ta.

Nếu người giàu đã đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước, thì phần tài sản còn lại của họ là bất khả xâm phạm. Làm gì với tài sản đó; chia sẻ với ai tài đó là hoàn toàn quyền của họ. Mọi sự gây sức ép, mọi sự tước đoạt đều là bất hợp pháp. Và như đã nói ở trên, đều có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Sự chia sẻ phải là một nhu cầu bên trong, một thôi thúc của lương tâm và đạo đức. Chẳng ai bắt Ông (Tôi chủ ý viết hoa chữ Ông ở đây) Bill Gates phải chia sẻ sự giàu có của mình. Tuy nhiên, Ông đã cống hiến gần như toàn bộ tài sản của mình cho hoạt động từ thiện. Ông làm điều đó từ sự thôi thúc của trái tim, chứ không phải sự đòi hỏi của xã hội.

Thế giới sẽ mãi mãi nhớ về Ông không chỉ như một người có khối óc vĩ đại, mà còn như một người có trái tim vĩ đại. Những gì Ông Bill Gates làm được rất nhiều những người giàu Việt Nam cũng có thể làm được. Tuy nhiên, chúng ta không nên nóng vội, không nên thúc ép quả chín trước mùa.

Nên cầu nguyện cho người giàu

- Còn vai trò của Nhà nước ở đâu trong việc giảm chênh lệch giàu nghèo và khuyến khích người giàu đóng góp cho xã hội?

- Giảm chênh lệnh giàu nghèo là 1 trong những chức năng quan trọng nhất của Nhà nước. Nhà nước có một loạt công cụ hợp pháp để làm được điều này. Trước hết, đó là việc đánh thuế (thuế thu nhập, thuế bất động sản, thuế tiêu thụ đặc biệt...) người giàu để tái phân phối lại cho người nghèo thông qua các chương trình giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội.

Nhà nước cũng có thể tạo ra những khuyến khích để người giàu mua các dịch vụ tư nhân, thay vì tận hưởng các dịch vụ công do ngân sách chi trả. Hiện nay, không khéo điều ngược lại đang xảy ra. Ví dụ, vì các trường công đang có chất lượng cao hơn các trường tư, nên người giàu đang tìm cách đưa con cháu vào các trường này. Và họ bao giờ cũng làm được điều đó dễ hơn người nghèo.

Giảm chênh lệnh giàu nghèo là 1 trong những chức năng quan trọng nhất của Nhà nước

Hậu quả là Nhà nước đang bao cấp nhiều hơn cho người giàu ở đây. Nếu chúng ta có một hệ thống trường tư chất lượng khá hơn, thì người giàu sẽ sẵn sàng chi trả cho việc học hành của con cháu họ ở đó và không giành mất phần của người nghèo ở các trường công. Những gì đúng cho lĩnh vực giáo dục thì đúng cả cho lĩnh vực ý tế và rất nhiều những lĩnh vực khác nữa.

Nhà nước còn có thể tạo động lực để người giàu chia sẻ.

- Nhắc đến động lực, tôi lại nhớ đến chuyện làm từ thiện. Có phải động lực để người giàu ở Mỹ làm từ thiện rất nhiều là không trừ thuế không?

- Về những chính sách để khuyến khích người giàu đóng góp cho xã hội, trước hết đó là làm từ thiện thì được miễn thuế. Ngoài ra, Nhà nước còn cần tôn vinh sự đóng góp này. Đây là sự đóng góp mang lại hiệu quả xã hội cao hơn, bởi vì rằng khi làm từ thiện, người cho được hưởng sự hài lòng cao hơn rất nhiều so với khi đóng thuế. Khi đóng thuế, người giàu không biết Nhà nước sẽ tiêu tiền thuế của họ vào đâu? Biết đâu lại chẳng vào những việc mà họ không mong muốn.

Ngoài việc được miễn thuế, những người đóng góp cho xã hội cần phải được vinh danh. Vinh danh bằng danh hiệu của Nhà nước, bằng sự quí trọng của xã hội.

Với những người giàu sẵn lòng chia sẻ, dù ở đâu, ở thời nào, sự giàu có của họ đều có lợi cho xã hội. Nên cầu nguyện cho họ ngày càng giàu có, vì sự giàu có của họ sẽ góp phần làm cho thế giới tốt đẹp hơn.


Văn hóa… nhà giàu!

Đọc kỹ, người ta mới tá hỏa vì nhiều câu không chỉ sai cơ bản về gieo vần, thanh điệu, rỗng tuếch về nội dung mà còn hỏng về mặt kiến thức một cách nghiêm trọng.

Ngộ độc... chữ nghĩa

Đến Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) khách du lịch, sau phút hoan hỉ, sẽ thấy ngỡ ngàng, thấy ngợp trước một "biển thơ", "biển chữ nghĩa", đâu đâu cũng thơ, văn, câu đối. Nếu không có thời gian để đọc, để hiểu kỹ thì có thể mua về "nghiên cứu" vì thơ, văn... ở đây đã được in thành sách, chép ra đĩa. Nhưng đọc kỹ, người ta mới tá hỏa vì nhiều câu không chỉ sai cơ bản về gieo vần, thanh điệu, rỗng tuếch về nội dung mà còn hỏng về mặt kiến thức một cách nghiêm trọng.

Vậy mà tác giả của nó lại tỏ ra rất uyên bác, làm thơ nói về tất cả các vấn đề tự cổ chí kim... rồi đem trưng bày, quảng bá khắp nơi.

Bước vào cổng của Đại Nam đã thấy thơ, câu đối khắc đầy trên các cổng chào. Nhiều nhất là ở khu thờ tự. Hễ mảng tường nào còn trống là có thơ, câu đối. Hầu hết đều ghi tên 2 tác giả là Huỳnh Ngu Công và Huỳnh Uy Dũng.

Được biết, Huỳnh Uy Dũng là tên được đổi lại sau của ông chủ khu du lịch này (trước đây là Huỳnh Phi Dũng), còn Huỳnh Ngu Công là ai nhiều người vẫn đang đặt câu hỏi. Có phải là một người họ Huỳnh lấy "bút danh" theo tích "Ngu Công di sơn" ở Trung Quốc?

Nhưng điều quan trọng là chữ nghĩa, thơ văn của ông ta như thế nào mà lại được chạm trổ, sơn son thếp vàng, khắc lên các bức tường của một "công trình văn hóa" cho thiên hạ chiêm ngưỡng?

Đọc những bài thơ này thì mọi người mới hỡi ơi thất vọng vì "chỉ tổ hại não".


Chưa nói về nội dung, chỉ xét về cấu trúc, từ ngữ thì cũng đã mệt với cách làm thơ, làm câu đối của Huỳnh Ngu Công và Huỳnh Uy Dũng. Các tác giả viết hoa lung tung, rồi chữ Hán, chữ Việt lẫn lộn. Đến những chuyên gia về Hán Nôm cũng đau đầu nhức óc vì không biết tác giả viết bài thơ có nội dung gì? Giảng viên Bộ môn Hán nôm, Đại học KHXH&NV TP HCM, Thạc sĩ Nguyễn Văn Hoài nhận xét về một số bài thơ, câu đối ở Đại Nam như sau:

Bài thơ ký tên Huỳnh Ngu Công:

"Đại địa phương liên khai trí tuệ

Nam thiên hồng nhật chiếu quang minh

Văn kinh rạng rỡ phô hằng nguyệt

Hiến điểm huy hoàng tỏ đế minh"

Đang là bài thơ chữ Hán - Việt lại xen vô những từ thuần Việt là "tỏ, rạng rỡ"

Bài thơ "Kính dâng anh linh mười tám đời Vua Hùng" (Huỳnh Uy Dũng) lại là một sự so sánh khập khiễng. 18 đời Vua Hùng lại được so sánh giống như chiếc quạt của Tiên Dung?

"Mười tám đời vua một chữ Hùng

Y như chiếc quạt phất Tiên Dung"

Hoặc những câu như:

"Về thăm văn hiến Hàn Thuyên

Câu thơ lục bát điệu huyền Nam Ai

Về thăm văn hiến Như Lai

Khi về chở cả trúc mai Việt Thường".

(Huỳnh Ngu Công)

Cả bài thơ đang nói về văn hóa Việt Nam đột nhiên lại xen "Như Lai" vào, không ăn nhập gì với những câu khác...

Những câu đối được in trên cột ở cổng chào cũng rất lung tung. Cụ thể như câu: "Đại hải thiên tâm phô nguyệt điện/ Nam thiên nhất trụ trổ liên đài". Cả câu đối là từ Hán- Việt lại xen vào từ "trổ" là từ thuần Việt làm hỏng nguyên cả câu đối. Hay một câu khác tương tự là: "Văn tư bút thái kinh long phụng/ Hiến ý chương tình đẹp trúc mai". Cũng đang là từ Hán - Việt lại xen vào chữ "đẹp" là thuần Việt.

Tiếp tục câu đối: "Tâm đài nhật nguyệt ân quang chiếu/ Linh địa giang sơn hỷ khí lâm". Vì không có nguyên tác chữ Hán nên không biết từ "lâm" có nghĩa là gì. Nếu "hỷ khí lâm" có nghĩa là "rừng không khí vui vẻ" thì chữ "lâm" là rừng không đối được với chữ "chiếu", vì "lâm" là danh từ còn "chiếu" là động từ. Còn câu: "Đại Việt tứ phương tôn chính khí/ Nam Bang vạn đại niệm công thần". Ở câu này phải đối là "thần công" thì đúng hơn vì "công thần" theo câu đối trên là kết cấu từ vựng tiếng Việt không phải là kết cấu từ Hán - Việt.


Nhiều bài thơ có lỗi nghiêm trọng về kiến thức. Hậu sinh mà cứ dựa vào đây để học thì không biết sẽ tai hại đến mức nào. Đơn cử trong bài "Tam" của Huỳnh Uy Dũng có đoạn viết:

"Tam hữu tuế hàn": Tùng, Cúc, Mai

Ba cây chịu lạnh giữa đêm dài

Kết duyên bầu bạn tam quân tử

Phản nại sương lăng tuyết ngạo hoài"

Hình như có mốt của những người giàu thích khoe chữ. Và có lẽ, ông chủ khu du lịch này cũng đang muốn khẳng định mình "có tài" về văn chương, am hiểu văn hóa Đông Tây kim cổ; để được mọi người nhìn nhận không chỉ là một đại gia mà còn là một người uyên bác. Nhưng có tiền là một chuyện còn văn hóa, học vấn lại là chuyện hoàn toàn khác, mà chưa hẳn cứ có nhiều tiền thì lấp được cái lỗ hổng ấy.

Tùng, trúc, mai là 3 loài hoa mộc được mệnh danh là "Tuế hàn tam hữu" (Ba bạn hữu trong gió rét). Là một cách biểu thị tình cảm của người Trung Quốc. Vì ở Trung Quốc trong gió bắc lạnh thấu xương, chỉ có 3 loại này vẫn tươi tốt, nó tượng trưng cho đức tính của người quân tử vượt lên trên nghịch cảnh.

Trong thơ của Huỳnh Uy Dũng "Tuế hàn tam hữu" được đổi lại là "Tam hữu tuế hàn" cho nhất quán với cách viết của bài thơ "Tam" mà mở đầu mỗi đoạn thơ đều bắt đầu bằng chữ tam. Nhưng không hiểu vì sao qua thơ của ông Huỳnh Uy Dũng "Tuế hàn tam hữu" lại bị đổi thành 3 loại cây là: Tùng, cúc, mai? Ngoài ra, đây cũng là những câu thơ rất lung tung đang từ Hán chuyển sang Việt rồi từ Việt lại đột ngột chuyển sang chữ Hán.

Có lẽ đồng cảm với Đại thi hào Nguyễn Du nên ông Huỳnh Uy Dũng làm 2 tập thơ lục bát cả ngàn câu có tựa đề "Những bước về Tâm" và "Những bước về Linh". Nói vậy, bởi trong ngàn câu thơ đó, có rất nhiều câu trong Truyện Kiều được lấy lại như: "Trăm năm trong cõi người ta - Chữ Trung chữ hiếu ấy là đạo nhân" hay "Một khi lẽ đạo tỏ tường - Tâm linh Việt vượt Đoạn trường Tân Thanh", "Trăm năm trong cõi người ta - Mua vui cũng được một vài trống canh"...,

Nhưng đọc 2 tập thơ của ông Huỳnh Uy Dũng thì dám chắc rằng bất cứ ai đã đọc, đều khó chấp nhận được kiểu làm thơ như: "Cây kia ăn quả ai trồng/ Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu", "Đâm đầu vào lỗ Châu Mai!", "Thằng Bờm có cái quạt mo/ Chín trâu không đổi mười bò không trao", "Sơn Tinh đáng mặt đàn anh/ Nước bao cao, núi dướn mình cao hơn". "Truyện trầu cau một tấm lòng/ Hai anh em nọ yêu chung một nàng/ Người anh cưới được hồng nhan/ Người em buồn bã đi lang thang đời", "Vó ngựa Mông Cổ tới đâu/ Nơi ấy chỉ còn đầu lâu hoang tàn"...

Ngoài ra, trong 2 tập thơ trên còn trích ca dao và thơ của nhiều tác giả một cách rất tùy tiện chẳng hiểu nhằm mục đích gì và để thể hiện được nội dung gì như: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Quê ta lấy chữ quê hương làm đầu","Chở bao nhiêu Đạo con đò/ Một kho gió biếc, một kho trăng vàng/ Ơi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?"...

Những câu thơ chẳng có liên kết gì về nội dung, hết sức vô nghĩa. Chưa kể hàng loạt câu rất lủng củng, chẳng biết phải xếp vào thơ, văn hay thứ gì khác, giống như chỉ đếm cho đủ câu 6, câu 8 như:

"Mà văn hóa dựng kỳ công

Với những nét đặc thù không tiệp màu

...Vì trong Văn hóa diệu kỳ

Luôn có những bước chân đi tới hoài"

Kể ra chắc hết giấy cũng chưa nói hết được cái hỗn độn, bát nháo của thơ, văn ở Đại Nam Văn Hiến. Người đọc chỉ có một cảm giác bị ngộ độc...chữ nghĩa.

Tiền không lấp được lỗ hổng văn hóa

Tiến sĩ Nguyễn Nhã phải thốt lên "ông này chẳng hiểu gì về văn hóa Việt Nam" khi đọc những câu thơ của ông Huỳnh Uy Dũng nói về nước Việt như sau: "Dù không thừa điệu cầm ca/ Dù không dư những tháp ngà văn chương/ Dù chưa lập thuyết, lập ngôn/ Dù nghèo lăng tẩm miếu đường uy nghi...". Mặc dù, những câu sau là khen nhưng những câu "mào đầu" như vậy không đúng với văn hóa Việt Nam.

Giáo sư Ngô Văn Lệ cũng bức xúc: Không biết sao thơ như thế mà được xuất bản? Thơ hay hay không là tùy vào khả năng của mỗi người cũng không ai trách, nhưng đưa vào trong thơ những điều không chính xác là rất nguy hiểm, vì thơ thường nằm lòng, tốc độ truyền bá rất nhanh, do đó phải rất thận trọng. Khi truyền tải một nội dung liên quan đến văn hóa, lịch sử đã quá rõ ràng thì không được làm sai.


Thạc sĩ Nguyễn Văn Hoài nhận xét: Đọc những bài thơ, câu đối ở Đại Nam thấy "lung ta lung tung" đủ thứ tư tưởng, ca ngợi đất nước, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có... Giống như cứ nghĩ gì thì bỏ vào mà không cần biết có quan hệ logic nội tại gì. Đây là những thứ thơ phổ thông thứ cấp không có giá trị về nghệ thuật. Mà thơ không đạt nghệ thuật thì chỉ như những câu vè thông tục. Dạng thơ kiểu này thì làm một lúc được cả đống. Thơ như vậy thì nên để trong nhà xem cho vui chứ đem ra cho thiên hạ xem chỉ tổ người ta cười cho.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, giảng viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV TP HCM cũng bức xúc: "Tôi thấy Khu du lịch Đại Nam chán lắm. Nó tầm thường và không có gì nổi bật, chỉ được mỗi cái to, nhưng rỗng tuếch. Mớ câu đối, câu thơ được sơn son thếp vàng lộng lẫy in khắc trên các cột và bức tường thì gọi là thơ mà không phải là thơ. Gieo vần, thanh điệu còn sai chứ đừng nói là nội dung. Không có ý nghĩa, không có giá trị. Còn tệ hơn những bài thơ... con cóc".

Ở đây, hình như có mốt của những người giàu thích khoe chữ. Và có lẽ, ông chủ khu du lịch này cũng đang muốn khẳng định mình "có tài" về văn chương, am hiểu văn hóa Đông Tây kim cổ; để được mọi người nhìn nhận không chỉ là một đại gia mà còn là một người uyên bác. Nhưng có tiền là một chuyện còn văn hóa, học vấn lại là chuyện hoàn toàn khác, mà chưa hẳn cứ có nhiều tiền thì lấp được cái lỗ hổng ấy.

Nhưng dường như cái dụng ý của ông Huỳnh Uy Dũng cũng phần nào đạt được hiệu quả khi gần đây có nhiều bài báo ca ngợi ông không chỉ là một doanh nhân thành đạt mà còn là "tác giả của hàng nghìn câu thơ mang đậm chất giáo lý Phật học, chạm đến chất sử thi oai hùng của dân tộc 4.000 năm dựng nước và giữ nước" làm cho nhiều bạn đọc "phục sát đất"...

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2