Lượt thăm:240716790   Đang Online: 900

Số lượt xem: 2583
Gửi lúc 14:05' 19/10/2011
Đường đi của phong bì
Khi nhập viện, ngoài nỗi lo về sức khỏe, tính mạng, nhiều bệnh nhân còn lo lắng nên đưa phong bì cho bác sĩ bao nhiêu, đưa thế nào cho đúng? Họ tham khảo bệnh nhân nằm viện trước đó, và phong bì trong bệnh viện cứ nảy nở theo cơ chế rỉ tai, truyền tin.



Chị Nguyễn Thị Thêu, Nam Trực, Nam Định đưa chồng đi mổ sỏi thận tại Bệnh viện Việt Đức. Do có người họ hàng làm tại Bệnh viện này, nên chị được giúp đỡ các thủ tục nhập viện, tư vấn chọn bác sĩ mổ, lên lịch mổ nhanh và tận tình. Trước ngày mổ, chị Thêu được nhắc nhở nhớ đưa phong bì bồi dưỡng cho ê kíp mổ. 

Vào viện là chuẩn bị phong bì

Lần đầu đưa người nhà đi Bệnh viện tuyến trung ương, chị Thêu băn khoăn không biết đưa bao nhiêu cho đủ. Ướm hỏi những bệnh nhân đã mổ trước đó đang nằm điều trị cùng phòng của chồng, chị nhận được hàng tá lời chỉ dẫn thông thạo: tùy bệnh cảnh và điều kiện kinh tế của bệnh nhân, mức phong bì thường dao động 1 - 5 triệu đồng. Mọi người nói ở đây ai cũng làm thế cả.

Cũng giống như trường hợp chị Thêu, anh Bằng ở Lạng Sơn, đang chăm vợ  tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cũng thu được rất nhiều kinh nghiệm về kỹ năng đưa phong bì cho bác sĩ. Anh chia sẻ: “Trước khi mổ, tôi rất lo lắng vì không biết nên bồi dưỡng thế nào cho thỏa đáng. Hỏi thăm những người vừa mổ trước đó tôi được biết phong bì bồi dưỡng cho BS mổ có thể đưa sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, tôi còn được dặn, khi chuẩn bị chuyển vào phòng gây mê, lấy 200 - 300.000 đồng bỏ vào tay áo. Đây là tiền bồi dưỡng ngầm cho người gây mê, nhân viên y tế sẽ tự biết và nhận”.

Chờ khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội

Một người đi chăm sóc thân nhân sinh con tại bệnh viện này cũng kể vanh vách các khoản phong bì lót tay: bồi dưỡng bác sĩ trực tiếp mổ khoảng 500.000 - 2.000.000 đồng, bồi dưỡng bác sĩ 500.000 đồng nếu muốn có thuốc giảm đau đặc chủng sau mổ; bồi dưỡng y tá đỡ 100.000 đồng; tiêm thuốc kháng sinh: 50.000 đồng; mỗi lần tắm cho bé: 20.000 - 50.000 đồng.

Nhiều loại phong bì

Tiến sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, cho biết hầu hết bệnh nhân, người nhà cho biết mục đích của phong bì là giải quyết lo lắng về chất lượng điều trị. Họ cho rằng, nếu có phong bì thì mình sẽ được nhân viên y tế chăm sóc, điều trị tốt hơn, còn nếu không sẽ bị thờ ơ, bỏ rơi, bị tiêm đau. Tuy nhiên, cũng có người giải thích lý do đưa phong bì vì cho rằng đây là hiện tượng phổ biến, mặc định của xã hội, ngành nào cũng có. Trong khi, họ biết BS là người cứu tính mạng của mình nên tự nguyện, chấp nhận đưa phong bì.

Đồng quan điểm, giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội y học Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng cần phải nhìn nhận khách quan các khía cạnh của phong bì. Đúng là có hiện tượng một số nhân viên y tế vòi vĩnh tiền của bệnh nhân, hành vi này cần lên án và loại bỏ. Đứng trên phương diện bệnh nhân, phong bì có hai khía cạnh. Có trường hợp bệnh nhân đưa phong bì cho BS và xem đó như một giao kèo: “Tôi đưa tiền, anh cũng chỉ là người làm thuê, nên phải phục vụ chu đáo”. Khi đó, BS tự đánh mất hình ảnh, niềm tin của mình với bệnh nhân. Khía cạnh thứ 2 là bệnh nhân tự nguyện đưa phong bì vì muốn bày tỏ lòng cảm ơn, cảm kích với người đã cứu tính mạng mình.

Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, nguyên phó giám đốc kiêm bí thư đảng ủy bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, chia sẻ đến giờ ông vẫn con nhớ mãi câu chuyện phong bì liên quan đến hai y tá hồi ông còn làm ở bệnh viện. Ông kể, một gia đình bệnh nhân đã đưa phong bì cảm ơn cho một y tá phòng bệnh mình nằm. Biết chuyện, y tá còn lại đòi đồng nghiệp phải chia một nửa số tiền cho mình vì cùng phụ trách buồng bệnh đó. Không được chấp nhận, gợi ý gia đình bệnh nhân cũng không được phong bì, cô này báo cáo lên lãnh đạo khoa đòi kỷ luật đồng nghiệp vì nhận tiền của bệnh nhân. Tôi đã xuống tìm hiểu trực tiếp người nhà bệnh nhân và được biết họ tự nguyện đưa phong bì cho người y tá đó vì cảm kích trước tấm lòng, sự tận tình. Cả đêm trực, cô luôn trở đi trở lại kiểm tra tình hình sức khỏe bệnh nhân. Còn cô y tá kia thì ngủ và ở lỳ trong phòng nhân viên y tế, nên họ nhất quyết không đưa phong bì. “Như vậy, việc nhận phong bì của cô y tá này là hoàn toàn chính đáng, không có sự vòi vĩnh”, ông Hướng nhận xét.

Điều dưỡng Trần Thị Quỳnh, đang làm việc tại BV Nhi, Nam Định chia sẻ, với thâm niên làm việc 7 năm, dù đã được vào biên chế, mức lương chị hưởng tính cả phần phụ cấp độc hại là 2.200.000 đồng/tháng. Ca trực ngày thường từ 17h hôm trước đến 7h hôm sau được trả 25.000 đồng/ca; còn vào thứ 7, chủ nhật điều dưỡng trực 24 giờ được trả 32.500 đồng/ca.

“Giá cả leo thang, mỗi ca trực, một nhân viên y tế dù xẻn cũng phải chi 20.000 đồng mua 1 suất cơm. Tiền gửi con hàng tháng ở nhà trẻ hết gần 2 triệu đồng, như vậy nhân viên y tế không sống nổi bằng lương, nên mới nảy sinh việc nhận phong bì từ bệnh nhân”, chị Quỳnh cho biết.


Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2