Lượt thăm:240637390   Đang Online: 660

Số lượt xem: 3578
Gửi lúc 14:42' 07/08/2011
Được, mất, hơn, thua?
Trong cuộc sống lắm lúc ta phải chứng kiến nhiều cảnh tượng khiến cho ta phải suy nghĩ. Có những cảnh khiến cho chúng ta vui vẻ, hoan hỷ khi nhìn. Có những cảnh khiến chúng ta phải ưu tư, suy nghĩ.

1.

Hôm nay trên đường đi về tôi đã chứng kiến cảnh hai người đàn ông đánh nhau trên đường. Nguyên nhân cũng khá đơn giản. Khi đi đến ngã tư thì đèn đỏ. Các xe phải dừng lại hết. Người đến trước thì dừng trước, người đến sau thì dừng sau.

111untitled1.JPG
Đi không đội mũ bảo hiểm, bị cảnh sát giao thông gọi lại và người cảnh sát cơ động đã dùng ống sắt tấn công cảnh sát giao thông. Nội tình còn đang điều tra sâu hơn, song hành động này chứng tỏ tâm sân rất lớn

Có một người đàn ông chở vợ của mình dừng xe lại. Ngay sau đó có một anh thanh niên từ phía sau chạy tới. Chắc có lẽ do vì chạy nhanh thắng không kịp cho nên anh này đâm phải đuôi xe của người đàn ông. Xe của người đàn ông ngã xuống đường. Chưa kịp ứng xử gì hết người đàn ông này lao vào đánh anh thanh niên.

Và rồi hai người đánh nhau ngay giữa đường. May mà có sự can ngăn của người đi đường nếu không thì không biết chuyện gì xảy ra nữa. Mọi người nghĩ sao về tình huống này?

2.

Về đến nhà lên mạng xem tin tức thì lại đọc được tin một anh thanh niên (thực ra là một cảnh sát cơ động, cấp trung úy) đi xe không đội nói bảo hiểm bị cảnh sát giao thông gọi lại liền rút thanh sắt ra tấn công cảnh sát. Có vẻ trùng hợp nhỉ? Cùng là cảnh đánh nhau trên đường. Đọc xong khiến mình cũng có vài suy nghĩ. Cũng có vài câu hỏi đặt ra cho mình. Tại sao người ta lại hành xử như vậy nhỉ? Có đáng để làm như vậy hay không?

3.

Đức Phật đã dạy ba độc: tham, sân và si là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Người đàn ông đánh anh thanh niên đâm vô mình là do đâu? Do sân! Ông ta đã sân hận khi có người khác gây tổn hại đến mình. Chẳng cần phải suy nghĩ phải trái gì cả. Ông ta đã hành động vậy. Rồi cuối cùng ông ta được gì? Chẳng được gì lợi lạc cả.

Ngoài việc hư xe không như ý

Người trung úy cảnh sát cơ động chống người thi hành công vụ là cảnh sát giao thông kia cũng vậy. Giá mà anh ta hành xử nhu hòa hơn, có phẩm chất của người biết luật thì đâu đến nỗi bây giờ bị tước hết danh hiệu và còn bị khởi tố!

muốn ở trên ông ta còn mang thêm vào mình những vết thương của vụ xô xát nữa. Và nguy hại hơn hết là ông ta đã mang theo mình một mối sân hận cực đại trong lòng. Ông ta đã gieo một nhân thù oán với anh thanh niên ấy. Ắt hẳn kiếp sau sẽ gặp lại nhau trong hoàn cảnh của sự thù oán.

Ghê thật. Chỉ một hành động thôi mà quá nhiều tác hại. Nếu người đàn ông kia chịu bình tĩnh một chút thì mọi chuyện sẽ hay hơn nhiều. Có thể anh thanh niên sẽ thật nhẹ nhàng và chân thành xin lỗi người đàn ông. Có thể họ sẽ cười và bỏ qua cho nhau vì là sự cố không ai muốn mà. Rồi họ sẽ vui vẻ đi về theo lộ trình của riêng họ.

Nếu làm được như thế thì đây cũng là một bài học cho anh thanh niên về cách chạy xe và cũng là một lần người đàn ông thực tập được hạnh khoan dung.

Hay nhỉ? Quá lợi ích! Nhưng tiếc là họ không làm được. Tất cả giả thuyết trên đều là "nếu" mà.

Câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta một lần nữa về việc tu tập, kiểm soát hành vi của mình. Chúng ta hãy giữ bình tĩnh trong những lúc cần bình tĩnh. Hãy sáng suốt giải quyết mọi vấn đề. Mọi thứ có thể sẽ sụp đổ vì một hành động thiếu suy nghĩ, dại dột của chúng ta. Cố gắng giữ gìn tâm mình định tĩnh. Đó là tu.

 

Lỡ mai. Hai từ mở đầu cho một giả định về một điều gì đó chưa tới, nhưng chắc chắn sẽ tới. Nhắc hai từ ấy để giả định và chuẩn bị một hành trang cho việc tiếp nhận điều hiển nhiên ấy bằng một tâm thế vững chãi, chánh niệm.

Chỉ có nhận diện được sự thật, những cái thuộc về mình, tồn tại trong mình, quanh mình như là đau, già, chết, và nhiều nỗi khổ khác thì mình mới có ý hướng thoát khổ, vượt qua cái khổ, hoặc nếu chưa thì an nhiên với nó, chứ không chống đối, cũng không mê hoặc là mình đang sướng!

rameuse_mekong111.jpg

Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió mưa

Nhận diện và giả định lỡ mai, hoặc lỡ lát nữa đây… mình nhận được hung tin là mình sẽ bị bệnh nan y, và không bao lâu sau mình sẽ chết (chẳng hạn) thì bạn sẽ thế nào? Bạn sẽ rơi tõm xuống, xót xa, vật vả hay là sẽ… bình thường thôi? Đón nhận những hung tin đại loại như thế không phải ai cũng có “nghệ thuật” tiếp nhận và chuyển hóa. Vì sao chỉ có số ít người có thể chuyển hóa được? Bởi vì chúng ta chưa bao giờ quán niệm về vô thường, chưa bao giờ chấp nhận những cái khổ của thế gian.

Cái chết đối với bạn (là một người rất trẻ) dường như rất xa, độ 40-50 năm nữa bởi bạn mới 20, khỏe như thế thì sao mà chết được. Trong tâm thức thường hằng của mình bạn không nhận ra hoặc ít khi nhận ra được từng tế bào mình đang sanh-diệt trong từng khoảnh khắc, cũng có nghĩa là mình đã, đang, và sẽ đổi thay (chết từng phần, một ít trong từng khoảnh khắc).

Ở một khía cạnh khác, thì bạn cũng quên quán niệm về những người trẻ như mình, ở chốn nghĩa địa, trong nhà cốt kia cũng nhiều, nhiều lắm. “Mồ hoang đâu thiếu kẻ đầu xanh”, có ý thơ nào đã nói như thế.

Không có gì là chắc chắn cả, nếu nó là sự vay mượn, tạm bợ. Trong trùng trùng duyên khởi chúng ta là sự tiếp nối của chính mình từ vô thỉ kiếp.

“Tử sanh, sanh tử đã bao lần/ Mà con còn đắm đuối mê say”. Lời dạy ấy của cổ đức đôi khi mình quên mất, nên mình cứ “đắm đuối mê say”, để “mắt ưa xem huyễn cảnh, tai thích tiếng mật đường, lưỡi dệt thêu lắm chuyện gay go…”. Lời một bài sám, một tiếng chuông điểm để mình thao thức: lỡ mai… vô thường tới, thân này hoại, ta sẽ về đâu?

Nếu chưa biết mình về đâu mà cũng không thấy một con đường để đi tiếp thì có nghĩa là mình sẽ rơi vào bóng tối ngay tức khắc. Nỗi lo và sợ hãi sẽ ùn ùn kéo tới mà dẫu hôm nay đẹp, mạnh, giàu… cũng không thể giúp được gì cả. Chỉ khi nào bạn biết chốn về, và thấy con đường đi thì bạn mới vững chãi để đối mặt mà thôi.

Cuộc sống đẩy đưa làm ta xa mẹ, và quên đi nguồn cội rất nhiều. Quên nên sống vô tư, quên nên chưa bao giờ nhận diện lỡ mai Người khuất núi. Và vì vậy ta đã đi xa cha, xa mẹ, xa những tháng ngày tuổi thơ: có gì cũng níu áo mẹ, nắm bàn tay cha. Ta quên, nên con cái ta rồi cũng sẽ quên giống như ta, những thế hệ vong bội cứ thế được sinh ra trong luân hồi...

Ba mẹ, người thân, bạn bè… của mình cũng nằm trong quy luật của sanh-trụ-dị-diệt ấy. Nên mình cũng cần quán giống như với mình, quán rằng lỡ mai… Người về đất, hoặc lỡ mai Người khuất núi…

Tất nhiên, không phải nghĩ về điều đó để mà lo, mà buồn, mà đánh mất chánh niệm (quên trú ở hiện tại, bây giờ và ở đây) mà là để sống tốt nhất với hiện tại. Đó là “đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”, đừng để tóc ba bạc trắng đầu… vì mòn mỏi nhớ, lo, và thương con.

Hơn hết là cùng giúp ba mẹ mình nhận diện con đường và chốn về để khi Người ra đi cũng thanh thản, nhẹ nhàng! Rồi mình hẹn với ba mẹ của mình, cùng gặp nhau ở nơi nào đó, có pháp âm vi diệu, cùng tu, cùng giải thoát!

Tháng Bảy, Vu lan, tất nhiên nếu thương mẹ, thương cha và thực tập hiếu hạnh - hạnh Phật thì ngày nào, tháng nào chẳng là Vu lan báo hiếu, chẳng là một ngày để yêu thương và sống trọn vẹn với hai đấng sanh thành? Nhưng, ít ai sống được vậy, nên tháng Bảy về là dịp để gợi nhắc, bằng cách cài hoa hồng, bằng cách gửi cho nhau những ý niệm thiện lành rằng: này anh, này chị, này em, này bạn… xin nhớ đừng quên ba mẹ là Bụt hiện tiền!

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2