Lượt thăm:239949100   Đang Online: 780

Số lượt xem: 3928
Gửi lúc 12:43' 02/04/2012
Đỏ mặt... lạc vào 'chốn đàn ông trần như nhộng' giữa Hà Nội
Một người đàn ông trút bỏ quần áo, rồi người thứ hai, người thứ ba…và nhiều người nữa.

Khúc sông của những “Adam”

Chuyện Đồng Tử - Tiên Dung cũng từ dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa dường như một tiền đề cho câu chuyện mới bên bãi bồi ngày hôm nay thì phải. Câu chuyện tình của thuở hồng hoang khi bãi cát dài chưa chiếm lòng dòng sông nhỏ, giờ đã nhuốm ngập tràn khúc sông Hồng vào mỗi buổi chiều. Quy luật bên lở bên bồi của mỗi con sông giờ vẫn vậy, cũng như con nước dòng sông Hồng khi vơi khi cạn, đỏng đảnh mà dễ thương, lắng đọng mà cồn cào cuộn sóng.

Ai cũng biết khúc sông này như những câu chuyện của những chàng “Adam”. Tôi hỏi một chị bán ngô dưới gầm cầu Long Biên có tên Ngà thì chị đỏ mặt tía tai, nhưng cũng chỉ vài giây sau câu hỏi đã được giải đáp. “Ở bên Hà Nội lấy đâu ra chỗ mà thoải mái như thế. Tắm sông rộng rãi, tha hồ bơi lội muốn làm gì thì tùy ý…”.



Bãi giữa sông Hồng như miền cổ tích của người yêu thiên nhiên.


Thực ra, chuyện về những chàng “Adam” ở khúc sông Hồng này thì quả thật, theo cách nói của nhiều người là “xưa như Diễm”. Song, tôi biết vậy nhưng cũng muốn khẳng định rằng, bãi giữa sông Hồng thật đẹp, thật lý tưởng. Bởi chỉ vài bước chân người ta có thể bỏ lại sự sầm uất hối hả đến với khung cảnh yên ả thanh bình trên phù sat cát.

Dải cát dài trên dòng sông Hồng đỏ nặng thì không chỉ riêng đoạn chảy qua Hà Nội mới có, song cuộc sống phong phú như đang diễn bãi giữa thì chẳng đâu như thế được. Người ta bám sông, bám bãi bồi như thể rời xa nó sẽ chết, người ta yêu nó như thể đang say đắm của đôi trai gái phải lòng nhau. Người ta tìm về bãi giữa là trở về với thiên nhiên trong lành để trút bỏ một nhịp sống đầy hào nhoáng hối hả của phố phường bên kia bờ sông. Và trong mỗi người tìm đến với dòng sông đều có ý nguyện bày tỏ lòng tri ân mà nó mải mê ban tặng cho con người những giá trị sống.




Những chàng "Adam" trờ về cõi thực trên bãi bồi sông Hồng.


Về chuyện tìm cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng ở nơi bãi giữa này, nhiều người đã gọi đó là mảnh đất đẹp của cõi mơ màng. Bởi ngay bên cạnh thành phố mà có cả nương rau mênh mông, khoảng bao la trong không gian sống thật phóng khoáng. Có thể người đặt chân đến một lần thì chưa cảm nhận được, nhưng người đặt chân đến cùng những cuộc rong chơi sẽ thấy tất cả. Lao động, vui chơi, tìm tòi… đều lắng đọng trong cung bậc muôn mầu của bãi giữa phù sa này.



Bãi giữa như khu sinh thái chưa được đánh thức của Hà Nội.


Tạm gác lại chuyện những chị nông dân thuần phác đang mải mê lam lũ, tạm gác lại chuyện của những đôi thanh niên đang tạo dáng bên máy ảnh, và tạm dừng câu chuyện của chị bán ngô dưới gầm cầu Long Biên bãi giữa... Ta phưu lưu trong hành trình của cuộc sống thực hư, hư thực mà mỗi con người đến đây mong hòa hợp với thiên nhiên, sông nước. Những dòng viết này không cổ súy, cũng không phê phán, mà chỉ muốn nói ở trong một góc cuộc sống, vẫn có góc cuộc sống khác mà mỗi con người tự mình tìm ra để thấy mình là chính mình.

“Adam” trở về cõi thực. Đó là cách gọi cho những người ở bên dòng sông Hồng thỏa sức vui đùa với bạn, với nước vào mỗi buồi chiều bóng xế. Tìm về nơi đây, là để hòa mình vào thiên nhiên và trút bỏ tất cả những ưu phiền quấn quanh cuộc sống hối hả. Và một chút trầm mình dưới nước cũng làm vơi đi toan tính trong đầu. Hay nói theo cách nói của một “Adam” thường tắm bên dòng sông này là “Giây phút tắm tiên là giây phút tìm lại mình trong tuổi thơ từng trải và cũng là giây phút của bản chất thật của chính mình”.



Bãi giữa mang giá trị sống cho những người dân lao động.


Nơi trút bỏ “xiêm y”

Lứa tuổi nào được tắm tiên ở nơi này? Sẽ có câu trả lời chẳng phân định, giới hạn tuổi tác. Đến đây, để làm bạn, đến đây để có những giây phút thư giãn theo cách riêng của mình, ấy là điểm chung ở nơi “Adam” lựa chọn. Tôi đã biết, nơi đây khởi điểm chỉ là vài người, từ khi mới có đứng phía trên cầu Long Biên cũng thấy được nơi này, và sự lạ lẫm của người dân ban đầu còn làm nghẽn tắc cầu Long Biên. Trong khi vui đùa với trái bóng, người ta vẫn “mộc mạc” như khi bơi dưới dòng sông, trong khi đứng bên xà kép, ngươi ta cũng vậy, vẫn ở “phục trang của Adam”. Điều đó có lạ lắm không?. Lạ! Đó là đối với những người chưa quen. Và quen đối với những người không còn lạ.


Nơi "Adam" hòa vào thiên nhiên nước sông Hồng.


Có nhiều góc độ để ta giật mình khi ở bãi giữa. Giật khi ta không biết vô tình lạc vào cõi…tiên. Giật mình khi quanh ta là như thế hết, chỉ còn lại ta với ta trong ánh nhìn khác lạ. Giật mình khi bãi giữa như một khu sinh thái mà thiên nhiên bạn tặng vẫn đang còn chưa được đánh thức. Bãi giữa như miền hoang sơ để đưa người ta trở về một góc cuộc sống gần gũi thiên nhiên. Dòng sông Mẹ vẫn vắt ngang vai thành phố, để bồi thêm từng hạt cát cho phù sa. Nơi phồn hoa có một bãi giữa lắng đọng với biết bao tiềm năng mà trời đất ban tặng, song cũng chỉ ít người đón nhận món quà được ban. Người trồng ngô cảm tạ dòng sông Mẹ, người trồng rau tất tả mỗi mùa rau, còn người vui chơi 4 mùa thấy đẹp.
Giờ nhiều người Hà Nội tìm về bãi giữa để hòa vào không gian lý tưởng của khung cảnh đồng quê. Rồi chợt nhận ra chỉ có sức mạnh thiên nhiên mới làm nên giá trị cho cuộc sống, và chỉ có thiên nhiên mới mang lại cuộc sống bớt khô cằn.

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2