Lượt thăm:240685860   Đang Online: 710

Số lượt xem: 3022
Gửi lúc 09:34' 30/10/2012
Các thành phố của ta nên có mái nhà xanh, tại sao?

Theo nghiên cứu của Hội Kiến trúc sư Na Uy (NAL/Ecobox), các kiến trúc sư, ngành xây dựng và các chính trị gia Na Uy ngày càng quan tâm đến vấn đề khí hậu và môi trường. Vừa qua họ đã quyết định 50% mái nhà của một khu trung tâm Oslo sẽ có mái nhà xanh trồng cỏ. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới hiện nay, như tại Mỹ, nhiều nước Châu Âu (Đan Mạch: mục tiêu 325.000m2 mái xanh năm 2015; Thụy Điển, Na Uy,..) và một số nước Châu Á (Singapore, Malaysia v.v.).  

Phong trào này đang trở thành một cuộc cách mạng tại các thành phố và lan rộng ra khắp thế giới. Người ta trồng cỏ, cây, rêu, rau, vườn trên nóc nhà ngày càng nhiều. Tại sao? 

Vì các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng, mái nhà xanh: 

• Hỗ trợ một phần lớn cho hệ thống cống rãnh thoát nước mưa của thành phố. Những mái nhà này giữ lại một khối lượng lớn nước mưa (tới 50%) và làm tránh khỏi ngập lụt thành phố khi mưa to. 
• Làm sạch không khí thành phố. Cây cỏ trên mái nhà biến CO2 thành dưỡng khí, và còn giữ lại bụi bẩn. 
• Cách nhiệt khi trời nóng rất hiệu quả, vì vậy giảm bớt tiêu dùng năng lượng (máy điều hòa) của ngôi nhà, và khi lạnh bớt phải sưởi. 
• Có thể dùng để trồng cây/rau ăn, như người ta đã làm nhiều tại New York. 
• Có thể trở thành những không gian thư giãn trong khi thành phố đang thiếu không gian xanh. 
• Sẽ làm giàu thêm môi trường sinh vật của thành phố. 

Như vậy chẳng có gì bất lợi sao? Chẳng hạn phải bảo quản nó tốn kém? Không đâu, một mái nhà trồng cây /cỏ Sedum coi như không cần chăm sóc, ngược lại, nó còn bảo vệ rất tốt cho mái nhà. Sedum là một loại cây thấp (3-4cm), cành lá của nó giữ lại 50% nước mưa. Công nghiệp trồng cây Sedum (do Thụy Điển phát triển) riêng cho mái nhà xanh chỉ cần sử dụng 3-4cm2 đất, vì vậy rất nhẹ. Độ dốc của mái nhà có thể đến 35%. 

Còn về mái nhà thẳng: sàn bêtông kết hợp 15-20cm sốp và giấy dầu/nhựa đường để chống ẩm, công nghệ này đã được khắc phục và xử lý tại các nước phát triển từ hơn nửa thế kỷ qua. 

 

Theo tôi nghĩ, từ nay trở đi ta cũng nên thiết kế và xây dựng những mái nhà xanh tại những khu vực đô thị, vì những lý do kể trên. Đây là trách nhiệm của các kiến trúc sư, ngành xây dựng nói chung, và các nhà chính tri gia, các cơ quan có thẩm quyền định hướng chính sách phát triển nhà ở đô thị. 

Nhưng ở Việt Nam, mỗi khi đưa ra một ý tưởng / ý kiến mới, người ta thường trả lời tôi: “Cái này nước ngoài làm được, ở ta không làm được đâu. Cơ chế, nạn tham nhũng v.v. và v.v.”

Điều này không sai. Nhưng tôi nghĩ, có những việc Việt Nam từng làm được và rất thành công nhờ một công thức cơ bản: "Việt Nam hóa", tức lấy cái mới và thay đổi nó để phù hợp với hoàn cảnh của mình. Tôi nêu ra một số ví dụ để các bạn tham khảo:  

• Tạo ra Chữ Nôm để bảo tồn văn hóa Việt chống Bắc hóa hoàn toàn; 
• Dùng Chữ Quốc Ngữ để tuyên truyền chống Pháp; 
• Xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh chống Mỹ; 
• Việt Nam hóa hệ thống phòng không để bắn rơi 33% lực lượng B52 của Mỹ năm 1972. 

Tôi nghĩ người ta làm được thì mình cũng sẽ làm được. Đôi khi còn hay hơn nữa. Vấn đề là ta có muốn làm không? Các bạn nghĩ thế nào? 

KTS Mai Thế Nguyên (Oslo - Hà Nội)


Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2