Lượt thăm:240720180   Đang Online: 830

Cuộc sống quanh ta » Âm nhạc - Văn học »


Số lượt xem: 7861
Gửi lúc 03:05' 14/08/2011
Ba ngôi mộ “Hồng nhan”


1. Cô Tư Hồng

Có một người đàn bà khốn khổ nào đó đã đặt gói tã lót bọc một bé gái đỏ hỏn ở ngay góc ngôi Đền nhỏ. Một bà đi qua, ẵm lấy cái bọc, dừng trước cửa để nhận đứa bé là con nuôi và xin thần làm chứng cho mình đã có một đứa con trời cho. Nhưng bà bỗng khóc lên nức nở vì bà quên rằng bà quá nghèo, nuôi miệng mình cũng còn khó khăn. Bà liền gạt nước mắt, truyền cái bọc ấy cho một người đàn bà khác nuôi làm phúc.

Cô bé không cha, không mẹ nhận đủ mùi đói rách ấy lớn lên có tên là cô Tư Hồng. Người chồng của cô tên là Hồng đã trở về Trung Quốc, cô lấy một viên quan tư người Pháp. Và trước đây, cô đã có những cuộc tình duyên ngoài khuôn khổ với nhiều người. Cô không có “sắc” lắm nhưng có “thanh”, duyên dáng, ăn nói khéo và đầy sức thuyết phục. Người ta bảo đôi mắt của cô là đôi mắt "nhãn trung hữu thuỷ"(trong mắt có nước) làm cho đàn ông nhìn vào là tự nguyện khuất phục.

Cô đã thầu các vật liệu xây dựng, lại thầu cơm tù cho các trại giam, nhà tù. Cô Kinh doanh Xây dựng nhà ở, dinh thự, cầu cống, mở các hãng buôn lớn. Vì có tài kinh doanh, cô nhanh chóng trở nên Nổi tiếng giàu có và thế lực. Cô có lòng thương đối với những người bị tù tội nên luôn can thiệp để làm cho các bản án của họ được giảm nhẹ. Với những người mang án từ 10 năm đến 15 năm tù, cô cũng xin được tha bổng như không. Bất cứ ở nơi nào trong toàn quốc (bị mất mùa, bão lụt cô đều cho chở gạo, ngô đến phát cứu tế cho các nạn nhân với số lượng rất lớn. Thỉnh thoảng cô lại đi xe ngựa, rải những gói thịt bò chừng một lạng với những gói lạc tới những người dân nghèo ở hai bên đường những lần phát chẩn như vậy, cô đã giết hàng chục con bò lớn. Cô phát cho mọi người nhưng không bao giờ cao ngạo mà thường cúi xuống với nét mặt trầm tư. Có người nói lớn lên:

- Cô ném sang bên này thêm đi!

- Vâng - Cô đáp.

Cô được vua nhà Nguyễn tặng cho bốn chữ “Tiết hạnh khả phong” với hàm ý rộng của chúng. Nhưng về sau cô can thiệp nhiều vào việc giảm án cho cả những người tù bị nhà chức trách cho là nguy hiểm, có tinh thần dân tộc nên cô cũng bị liệt vào "thành phần nguy hiểm". Từ đó, cô bị nhà nước bảo hộ không cho cô liên lạc gì với các cơ quan, họ tẩy chay cô, không cho lập các hãng buôn và cản trở những hoạt động của cô. Thế là cô đành phải rút lui về nhà sống những ngày còn lại với một cuộc sống khá phong lưu. Cô vẫn rộng rãi và làm những việc từ thiện không mệt mỏi khi chết. Bia có đề chữ "Cô Tư Hồng" .

2. Cô Ba Tý

Năm 13 tuổi, cô Tý (người Hải Dương) đánh vỡ chai dầu do cha sai đi mua. Về nhà sợ cha đánh cô đã bỏ nhà đi. ông bố đi tìm con mãi không thấy nên đi xem bói. Thầy bói ở đầu cầu Hải Dương bảo: "phải 13 năm sau ông mới thấy được con gái". Ông cũng không tin và quên hẳn chuyện này. Hơn 10 năm sau, cô Vũ Thị Tý đã trở thành bà chúa Hàng Bạc, có hẳn một cái động bà chúa nay ở khoảng gần rạp Chuông Vàng. Đó là một ngôi nhà rộng lớn, lộng lẫy bày đặt nhiều đồ vật đẹp và lạ kỳ, mở cửa rộng cho mọi khách thập phương xa gần đến xem. Nơi đây có đủ những đồ quý hiếm, những cổ vật vô giá như: đỉnh, bầu rượu, đôi ngà voi của vua Hàm Nghi, nhiều lọ độc bình, sập gụ chạm trổ đủ 100 con phượng... Lại có cả những con vật hiếm như gà ba chân, rùa hai đuôi, cá vừa là chép vừa là trắm, chó huyền đề, sóc bay, ỉ bạc má, phượng hoàng đất…

Một hôm, có một ông lão nhà quê lần đầu tiên ra Hà Nội, giữa chốn đô thị, ông ngơ ngác vào thăm động "Cô Ba Tý". Ông lóng ngóng làm vỡ chiếc lọ độc bình đời Khang Hi. Gia nhân lôi ông ra, đánh một trận. Cô Ba Tý mặc bộ Áo dài sang trọng, đầu chít khăn vành dây, chân đi hài thêu phượng, thấy nhốn nháo liền ra can. Qua sự việc không may này, cô Ba Tý nhận ra ông lão nhà quê kia chính là bố của mình đã 13 năm xa cách, y như ông thầy bói đã tiên đoán.

Cô đã qua mấy đời chồng và quan hệ với toàn những người có vai vế cao trong xã hội. Cô thích giữ gìn những cái đẹp độc đáo trong di sản Văn hóa dân tộc. Nhiều khách phương Tây đã trả những món tiền rất cao cho những đồ vật quý hiếm, nhưng cô cũng không bán. Cô đối đãi với mọi người thật nhân hậu, rộng rãi, hay làm những việc phúc đức, từ thiện nên cũng được vua ban cho bốn chữ "Tiết hạnh khả phong”.

Cô Ba Tý không đẹp rực rỡ nhưng thân hình khoẻ mạnh, chắc mà hơi thô. Nhưng dáng vẻ thô này chính là cái vẻ thô mà danh họa Picasso say sưa lắm. Thân thể cô đúng là một cơ thể "lên tiếng gọi". Nhiều nhà chức trách cao của Pháp ganh tị, sát phạt nhau chỉ để được cô chú ý đến. Cô xây cho mình một cái sinh phần. Trên bia đá có dòng chữ Madame Becty (vì người chồng Pháp của cô tên là Becty), hàng chữ dưới đề: "Cô Vũ Thị Tý"...

3. Cô Vương Thị Phượng

Một người đàn bà đáng lưu ý nữa là cô Vương Thị Phượng. Cô người Hàng Đào, lấy chồng ở Hàng Ngang. Cô đẹp đến nỗi bất cứ ai đi qua cửa hàng cũng phải ngoái đầu lại hoặc đi đi lại lại vài lần để ngắm cô. Người Hoa kiều ở Hàng Ngang nói rằng đôi mắt của Thị Phượng là đôi mắt "Hoàng diệp lạc". Đối tượng nhìn vào đôi mắt ấy tự thấy mình như một chiếc lá vàng rơi … Cô dám tìm đến tự do trong Tình yêu và thực hiện ý định đó. Nhưng không được.

Cô phản đối cuộc sống bắt người đàn bà làm nô lệ. Cô đã bỏ chồng đi theo tiếng gọi của một anh chàng nhà báo trẻ đầy tài hoa. Sau đó, vào những năm 1927-1928, cô phải chống trả hàng loạt những sự đả kích tới tấp của Gia đình và xã hội. Cô đã chịu sự lừa dối của nhiều kẻ giăng bẫy. Cô đã chịu những nỗi cơ cực suốt cả những tháng năm vào Nam ra Bắc.

Nhưng đến khi chết, cô vẫn không có nổi một đồng xu dính túi, phải nằm chết một cách ê chề, điêu đứng ở nhà thương làm phúc. Đám tang chỉ có một người tình cũ rủ lòng thương, đưa xe cô đến mộ và sau đó khắc cho cô một tấm bia đề: "Mộ người bạc mệnh Vương Thị Phượng". Cái chết của Người đẹp có hành trình số phận mà cả ba cuốn Sách “Ana Karenina”, “Phục sinh" và Trà Hoa Nữ cộng lại mới nói lên được, đã làm nao núng cả Hà Nội và khắp nơi trong nước.

Ngôi mộ cô Tư Hồng ở Phía tay phải, cách cổng Chùa Hai Bà chừng 150 bước chân. Nay ở khoảng mảnh đất của trường PTCS Bạch Mai. Mộ của Vương Thị Phượng đối diện với cổng chính Bệnh viện Bạch Mai. Đường thẳng từ ngôi mộ đến cổng Bệnh viện chừng 150 mét. Phần mộ cô Ba Tý ở cách Tháp Bút Chùa Liên Phái Bạch Mai chừng 100 bước. Nay hãy còn vòm của sinh phần và một tấm bia.

Ba ngôi mộ "hồng nhan" Nổi tiếng của Hà Nội, của Việt Nam ở vào những thời kỳ khác nhau. Ba số phận độc đáo có thể ca ngợi được, cũng có thể khóc được lại có những điểm rất giống nhau: nằm ở cùng một khu vực gần nhau ở Bạch Mai - quận Hai Bà Trưng. Ba ngôi mộ lại là ba góc nhọn của một hình tam giác cân, rất cân. Phải chăng là một sự diệu kỳ của số phận?

Tác giả: DHT - Sưu tầm

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video

Liên kết hữu ích

Tỷ giá ngoại tệ

MuaBán
Source vietcombank.com.vn

Quảng cáo

HANDICO6
DỰ ÁN C1 KHU ĐÔ THỊ TRUNG HOÀ NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
DỰ ÁN 1152 – 1154 ĐƯỜNG LÁNG
Dự án C1
Dự án C1
Dự án C2
DỰ ÁN C2 TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
Dự án C2