Đánh giá tín dụng:Việt Nam tụt hạng “BB-”

Ngày 19/8, Tổ chức đánh giá tín dụng của thế giới là Standard& Poor (S&P) phát đi tuyên bố hạ xếp hạng tín dụng đồng nội tệ dài hạn của Việt Nam từ mức “BB” xuống mức “BB-”.

Tổ chức S&P mới đây đã điều chỉnh lại phương pháp đánh giá tín nhiệm mới. S&P xác nhận tín dụng Việt Nam ở mức BB-.

Ông Kim Eng Tan, chuyên gia phân tích tín dụng thuộc S&P, cho biết: ‘Chúng tôi hạ xếp hạng tín dụng đồng theo phương pháp điều chỉnh, chúng tôi đang thu hẹp khoảng cách giữa xếp hạng tín dụng đồng nội tệ và ngoại tệ của Việt Nam sau khi S&P điều chỉnh lại phương pháp tính toán và xếp hạng.”

Theo các chuyên gia kinh tế Việt nam: Đánh giá của S&P về tín nhiệm nợ ngoại tệ sẽ đáng chú ý hơn, vì nó ảnh hưởng nhiều đến việc vay mượn của chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế.

S&P cho biết triển vọng mức “tiêu cực” đối với các xếp hạng trên của Việt Nam do đang phải đối mặt với những rủi ro về bất ổn kinh tế và tài chính trong ngắn hạn.

Trong khi nhấn mạnh rằng tín dụng cơ bản của Việt Nam đã không đã không thay đổi đáng kể từ tháng mười hai.

S&P đánh giá cảnh báo rằng hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn còn dễ bị tác động trước sự bất ổn kinh tế vĩ mô đang diễn ra và biện pháp siết chặt vay vốn.

Biến động kinh tế vĩ mô những năm qua, cùng với tăng trưởng tín dụng cao đã làm yếu đi khả năng chống đỡ của hệ thống ngân hàng với cú sốc kinh tế hay tài chính mới. Việc dòng vốn nội địa sụt giảm đã làm giảm thanh khoản nội địa và khiến chi phí lãi vay nội địa tăng.

S&P cho rằng Việt Nam để giảm thiểu các tiêu cực, sự cởi mở với dòng vốn dầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giúp cải thiện triển vọng kinh tế của Việt Nam. 4 năm qua, FDI liên tục ở mức khoảng 8% GDP. Những dự án có vốn đầu tư nước ngoài này sẽ giúp đảm bảo xu thế tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam ở mức khoảng 5% - 6%.

Bình luận về đánh giá trên, các chuyên gia Phòng phân tích VietStock cho rằng: Các đánh giá của S&P về tín nhiệm nợ ngoại tệ sẽ đáng chú ý hơn, vì nó ảnh hưởng nhiều đến việc vay mượn của chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế.

Các chuyên gia VietStock cũng lưu ý: "Chúng ta cũng cần đọc kỹ tuyên bố của S&P khi họ cho rằng những nhận định căn bản về định mức tín nhiệm (underlying credit fundamentals) của Việt Nam là không thay đổi.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng thị trường không nên quá lo ngại về động thái này của S&P.